Đấu tranh ngăn chặn thông tin giả trên không gian mạng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Việc đăng tải, chia sẻ thông tin giả, sai sự thật trên không gian mạng không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây nhiễu loạn thông tin, hoang mang trong cộng đồng. Để ngăn chặn tình trạng này, Phòng An ninh mạng và phòng-chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân nâng cao cảnh giác, chủ động tố giác tội phạm sử dụng công nghệ cao và các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng.

Ngày 11-6 vừa qua, sau khi xem video cảnh bạo lực của nhóm đối tượng tấn công trụ sở Công an xã Ea Tiêu và Ea Ktur (huyện Cư Kuin, tỉnh Đak Lak) do một số đối tượng trú tại tỉnh Đak Lak cung cấp, Lê Thị Thu H. (SN 2001, trú tại phường Ia Kring, TP. Pleiku) đã sử dụng Facebook cá nhân đăng tải bài viết trên ở trạng thái công khai kèm với nội dung thông tin sai sự thật, bịa đặt, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân.

Sau khi nắm bắt sự việc, Phòng An ninh mạng và phòng-chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an tỉnh) đã nhanh chóng điều tra xác minh và xác định chủ tài khoản đăng tải trên là H. Tại cơ quan Công an, H. thừa nhận hành vi vi phạm và đã gỡ bỏ những nội dung đăng tải. Căn cứ theo Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 3-2-2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, Phòng An ninh mạng và phòng-chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 5 triệu đồng đối với Lê Thị Thu H. về hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân; kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc.

Cán bộ Công an làm việc với Lê Thị Thu H. về hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân (ảnh Công an cung cấp).

Cán bộ Công an làm việc với Lê Thị Thu H. về hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân (ảnh Công an cung cấp).

Ngoài vụ việc trên, theo thống kê của Phòng An ninh mạng và phòng-chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, từ năm 2021 đến nay, cơ quan chức năng đã phát hiện, xử lý 127 trường hợp vi phạm, trong đó, xử lý răn đe, giáo dục 105 trường hợp; xử phạt vi phạm hành chính 22 trường hợp với tổng số tiền phạt là 116,5 triệu đồng.

Theo Thượng tá Trần Trọng Sơn-Trưởng phòng An ninh mạng và phòng-chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: Thời gian qua, tình trạng người dân sử dụng mạng xã hội đăng tải thông tin sai sự thật gây hoang mang dư luận diễn biến ngày càng phức tạp và có xu hướng gia tăng. Việc đăng thông tin sai sự thật trên mạng xã hội đã tạo ra nhận thức sai lệch. Một số cá nhân đăng tải, chia sẻ giả mạo thông tin, kích động bạo lực, bôi nhọ, nói xấu cá nhân, tổ chức… Các hành vi vi phạm thường được đăng tải, chia sẻ có nội dung nhảm nhí, giật gân; phản cảm, thiếu tính giáo dục… Nguyên nhân dẫn đến việc vi phạm là do một bộ phận người dân thiếu kiến thức pháp luật, đăng thông tin không có căn cứ, chưa kiểm tra tính đúng đắn.

Hành vi đăng tin sai sự thật, giả mạo trên không gian mạng có thể bị xử lý theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Đồng thời, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự năm 2015.

Theo khuyến cáo của cơ quan Công an, người dân khi sử dụng mạng xã hội cần phải cảnh giác, nâng cao kỹ năng nhận biết tin giả, tin sai sự thật và các âm mưu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch; đồng thời, nêu cao tinh thần cảnh giác đối với thông tin mơ hồ, ngộ nhận, không có dẫn chứng rõ ràng và nên thiết lập “vùng xanh” trên không gian mạng. Cùng với đó, chủ động trang bị kiến thức, cập nhật thông tin từ các phương tiện truyền thông đại chúng chính thống; không nghe, đọc, xem, đăng tải, chia sẻ, bình luận, phát tán thông tin các trang mạng của các phần tử chống đối, thế lực phản động.

“Thời gian tới, Phòng An ninh mạng và phòng-chống tội phạm sử dụng công nghệ cao tiếp tục phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương tăng cường công tác rà soát, nắm tình hình trên không gian mạng; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm đối với các cá nhân, tổ chức có các hành vi vi phạm. Tăng cường công tác tuyên truyền giúp người dân nêu cao tinh thần cảnh giác, tích cực phối hợp với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, tố giác trường hợp vi phạm”-Thượng tá Sơn nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Hiện trường vụ khai thác đá trái phép tại làng Tơ Dră, xã Bar Măih. Ảnh: L.N

Chư Sê gặp khó trong quản lý khoáng sản

(GLO)- Huyện Chư Sê có trữ lượng khoáng sản lớn, chủ yếu là than bùn và khoáng sản thông thường làm vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, những khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và một phần nằm trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp của người dân khiến công tác quản lý gặp không ít khó khăn.

Chư Pưh tiêu hủy 191 vũ khí, vật liệu nổ

Chư Pưh tiêu hủy 191 vũ khí, vật liệu nổ

(GLO)- Hội đồng tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ (Công an huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) vừa tổ chức tiêu hủy 191 vũ khí, vật liệu nổ do người dân giao nộp và thu được trong quá trình đấu tranh, xử lý đối với tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

"Nổ" là nhà báo để lừa đảo 550 triệuđồng

"Nổ" là nhà báo để lừa đảo 550 triệuđồng

(GLO)- Công an huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đang tạm giữ đối tượng Trương Quang Hưng (SN 1952; thường trú tại phường 8, TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau; hiện ở tại làng Đê Gơl, xã Đak Djrăng, huyện Mang Yang) để điều tra về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

1 cá nhân tự ý san ủi hơn 5 ha đất thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Chư Sê quản lý

1 cá nhân tự ý san ủi hơn 5 ha đất thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Chư Sê quản lý

(GLO)- Ngày 12-12, ông Đinh Mạnh Phong-Trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ Chư Sê cho biết: Ban đã có báo cáo gửi cơ quan chức năng về việc 1 cá nhân tự ý đào xới, san ủi đất thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị này ở 4 vị trí của tiểu khu 1049, xã Ayun, huyện Chư Sê với diện tích hơn 5 ha.