Đâu là giá trị thực sự của cầu thủ Việt khi xuất ngoại thi đấu?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bóng đá Việt Nam ngày càng được thế giới biết đến không chỉ bởi thành tích tại các đấu trường quốc tế mà còn vì sự phát triển, tiến bộ của một số CLB và cầu thủ của các CLB này đã thu hút sự chú ý của nhiều đội bóng nước ngoài. Nhưng dấu chân của cầu thủ Việt Nam ở ngoài lãnh thổ Việt Nam đã thực sự đậm nét?

Cầu thủ Công Phượng khi xuất ngoại thi đấu đều chưa để lại dấu ấn đặc sắc về chuyên môn - ẢNH: STVV
Cầu thủ Công Phượng khi xuất ngoại thi đấu đều chưa để lại dấu ấn đặc sắc về chuyên môn - ẢNH: STVV


Mới chỉ là thị trường... khán giả

Mới đây, ông David Segun Blessing, Giám đốc điều hành của Công ty thể thao liên lục địa Omni (có trụ sở tại Nigeria), một nhân vật có tiếng trong giới chuyển nhượng cầu thủ thế giới, đã có những chia sẻ rất đáng chú ý về thị trường bóng đá tại Việt Nam. Ông David cho hay: “Tôi đã làm việc với rất nhiều CLB lớn ở châu Âu và tôi hiểu rõ mục đích, hướng đi của họ đối với các cầu thủ ở châu Á. Chúng ta không gọi đây là thị trường cầu thủ châu Á, mà phải gọi là thị trường khán giả châu Á. Bởi lẽ, mục đích mà phần đông các CLB tại châu Âu hướng đến khi mua cầu thủ ở châu Á chủ yếu là để thu hút khán giả xem giải đấu của họ. Việc có một vài CLB ở châu Âu quan tâm đến các cầu thủ Việt Nam là điều rất dễ hiểu trong bối cảnh Covid-19 ảnh hưởng tới nhiều thứ, và việc đánh vào truyền thông, vào thương mại sẽ là phương pháp dễ dàng nhất để kéo sức hút của các đội bóng, các giải đấu ở châu Âu trở lại”.

Trên thực tế, nhiều đội bóng nước ngoài đã tạo dựng được một thứ “quyền lực” nhất định trên thị trường châu Á, trong đó Việt Nam là một ví dụ điển hình. Văn Hậu sang Hà Lan, gần như ngay lập tức CLB Heerenveen thu hút được lượng khán giả lớn của Việt Nam mà bằng chứng là fanpage của đội bóng chỉ trong thời gian ngắn có số người theo dõi tăng chóng mặt, khoảng vài triệu. Hay như Xuân Trường, Công Phượng khi thi đấu tại châu Á, các đội bóng của họ cũng có sự tăng đột biến về khán giả Việt Nam theo dõi qua fanpage CLB. CLB ở Bỉ mà Công Phượng từng đầu quân cũng đã thu hút sự chú ý đặc biệt của khán giả Việt Nam.

Bình luận viên Ngô Quang Tùng bày tỏ: “Nhận định của ông David cũng đúng phần nào. Trong thế giới bóng đá hiện đại, các CLB châu Âu, châu Á mở rộng thêm mô hình kinh doanh bằng cách tận dụng triệt để hiệu quả sức lan tỏa của mạng xã hội. Và sự xuất hiện của những cầu thủ nổi tiếng (bằng hình thức mua đứt hoặc mượn) đến từ những quốc gia mà bóng đá có độ phủ sóng rộng sẽ giúp các CLB này thực thi được chiến lược kinh doanh mới một cách khá hoàn hảo. Đó cũng là một cách để chúng ta giới thiệu Việt Nam với bạn bè thế giới. Tuy nhiên, sân khấu chính của cầu thủ vẫn là sân cỏ. Chúng ta chưa thể thỏa mãn với việc cầu thủ Việt Nam ra nước ngoài mà tính chuyên môn lại chưa cao như mong đợi”.


 

Cầu thủ Xuân Trường khi xuất ngoại thi đấu đều chưa để lại dấu ấn đặc sắc về chuyên môn - ẢNH: CLB BURIRAM UNITED
Cầu thủ Xuân Trường khi xuất ngoại thi đấu đều chưa để lại dấu ấn đặc sắc về chuyên môn - ẢNH: CLB BURIRAM UNITED



Xuất khẩu cầu thủ cần nhiều tiền bạc, thời gian và công sức


Ông David Segun Blessing từng nói: “Các bạn đừng buồn khi tôi nói ra một thực tế. Nếu các bạn nghĩ Văn Toàn, Quang Hải, Văn Hậu sang châu Âu vì vấn đề chuyên môn thì sẽ là sai lầm. Chất lượng cầu thủ Việt Nam còn rất xa so với các nền bóng đá khác, thậm chí là ở Indonesia. Có khá nhiều CLB châu Âu quan tâm đến thị trường tại Việt Nam, thậm chí còn coi cầu thủ Việt Nam là đích nhắm trong việc chiêu mộ. Mới đây nhất là CLB Valencia thuộc La Liga đã đề nghị tôi tìm kiếm một tài năng có sức hút ở Việt Nam và cũng phải có tiềm năng phát triển. Tôi đã gửi cho họ xem video của Quang Hải và họ thích thú. Tuy nhiên, mọi thứ hiện tại vẫn chỉ dừng lại ở đó vì có quá nhiều vấn đề ở thời điểm hiện tại”.

Những phân tích nói trên không phải chính xác hoàn toàn nhưng cũng có phần có lý. Bởi nhiều lý do khác nhau mà dấu ấn của các cầu thủ Việt Nam khi xuất ngoại còn khá mờ nhạt, chưa để lại những dấu ấn đặc sắc về chuyên môn (mặc dù sự tiến bộ về thể lực, trình độ ngoại ngữ, giao tiếp là không phải bàn cãi). Điều mà bóng đá Việt Nam đang thực sự cần và mong muốn là có nhiều cầu thủ giỏi ra nước ngoài và được thi đấu một cách sòng phẳng trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Nói như Giám đốc Trung tâm thể thao Viettel Đỗ Mạnh Dũng: “CLB Nhật Bản muốn chiêu mộ nhiều cầu thủ của CLB Viettel nhưng chúng tôi chỉ đồng ý duy nhất cho Trần Danh Trung xuất ngoại vào thời điểm này. Chúng tôi muốn Trung được chơi bóng thật sự và sau này sẽ về Việt Nam, cống hiến trở lại cho Viettel, cũng là cống hiến cho bóng đá Việt Nam. Có như thế chuyến đi của Trung mới có ý nghĩa”.

 

Cầu thủ Văn Hậu khi xuất ngoại thi đấu đều chưa để lại dấu ấn đặc sắc về chuyên môn - ẢNH: HEERENVEEN
Cầu thủ Văn Hậu khi xuất ngoại thi đấu đều chưa để lại dấu ấn đặc sắc về chuyên môn - ẢNH: HEERENVEEN


CLB Austria Wien (Áo) gần đây đã tuyên bố muốn mua đứt Văn Toàn, nhưng trả lời giới truyền thông, Toàn đã thẳng thừng từ chối, bởi: “Tôi chưa nghĩ đến việc ra nước ngoài vào lúc này. Ước mơ của tôi không có gì cao siêu cả, mà chỉ muốn cùng HAGL hoàn thành mục tiêu tại V-League, đạt kết quả tốt hơn ở mùa này”. Lời từ chối của Toàn cũng có thể dễ dàng lý giải. Toàn chưa sẵn sàng về tâm thế cũng như cảm thấy trình độ bản thân chưa với tới được nền bóng đá châu Âu. Còn Quang Hải gần đây đã chia sẻ rằng anh cần thêm thời gian để trau dồi kỹ năng nhưng chắc chắn trong tương lai sẽ nhắm tới cái đích là một CLB thích hợp nào đó của châu Âu hoặc châu Á.

Cựu Giám đốc kỹ thuật Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) Jugen Gede đã từng phát biểu: “Xuất khẩu cầu thủ Việt Nam, cũng như giấc mơ World Cup, là một quá trình tốn thời gian, tiền của và công sức”. Còn bình luận viên Ngô Quang Tùng phân tích: “Ông Gede nhận định chuẩn xác. Quá trình xuất khẩu cầu thủ Việt Nam cần phải có một chiến lược bài bản, rõ ràng và chuyên nghiệp. Cần có một đội ngũ hỗ trợ thiện chiến, nhằm trang bị cho cầu thủ Việt Nam những thứ mà bóng đá thế giới cần. Các CLB châu Âu hay châu Á cần đến cầu thủ Việt Nam trong chiến lược kinh doanh mở của họ nhưng cầu thủ Việt Nam cần khẳng định tên tuổi của mình bằng những trận đấu. Các cầu thủ Việt Nam chưa buông bỏ giấc mơ được bơi ra biển lớn, nhưng họ cần thêm thời gian. Giá trị của bóng đá Việt Nam càng được nâng lên khi giá trị của cầu thủ Việt Nam được thừa nhận một cách thật sự trong màu áo CLB nước ngoài”.

Theo NHẬT DUY (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Hàng năm, các giải thể dục-thể thao được địa phương tổ chức. Ảnh: K.P

Ia Nhin đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng

(GLO)- Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã quan tâm, đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao, góp phần nâng cao đời sống, sức khỏe, tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

U80 vẫn đam mê chạy bộ

U80 vẫn đam mê chạy bộ

(GLO)- Dù tuổi cao nhưng vợ chồng ông Lê Đình Quốc (SN 1950, tổ 7, phường Thống Nhất, TP. Pleiku) và bà Lê Thị Thu (SN 1952) vẫn tham gia đều đặn các giải chạy bộ trong và ngoài tỉnh. Sức khỏe và nghị lực của cặp runner U80 này khiến nhiều người thán phục.

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

(GLO)- Sau 2 lần tổ chức, Giải Việt dã “Chinh phục đỉnh Pờ Yầu” đã tạo nên thương hiệu trong làng việt dã. Cuối tuần này, 550 vận động viên (VĐV) sẽ tiếp tục chinh phục cung đường lên đỉnh Pờ Yầu (làng Pờ Yầu, xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai). Giải chạy hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn.

Sức sống từ thể thao đô thị

Sức sống từ thể thao đô thị

Giải Pickleball vô địch quốc gia lần thứ nhất sắp khởi tranh có đến hơn 60 câu lạc bộ (CLB) trên toàn quốc tham gia. Qua đó cho thấy tốc độ phát triển như của môn thể thao này dù mới “gia nhập” vào Việt Nam trong khoảng 5 năm gần đây.

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

(GLO)- Từng là “cái nôi” của bóng chuyền dân tộc thiểu số nhưng sau đó, Krông Pa rơi vào khoảng trống về tài năng. Hiện nay, những người đam mê môn thể thao này vẫn âm thầm ươm tài năng trẻ với hy vọng vực dậy phong trào bóng chuyền nơi “chảo lửa”.

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

(GLO)- Sau hơn 1 tuần tranh tài sôi nổi tại TP. Pleiku, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia lần thứ 33 đã khép lại với những dấu ấn đáng nhớ. Những đổi thay về luật thi đấu, độ tuổi, hạng cân, trang phục của vận động viên (VĐV)... được kỳ vọng sẽ tạo ra bước ngoặt để đưa tinh hoa võ Việt vươn xa.