Dấu hỏi bất thường trong việc OCB siết toà nhà ở đất vàng của Tập đoàn FLC

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Vài ngày qua, giới đầu tư đặc biệt quan tâm khi hình ảnh tảng đá ghi chữ “FLC Group” trước toà nhà FLC Twin Towers đã bị công nhân đục gỡ. Vì sao việc gán nợ toà tháp FLC Twin Towers đã thực hiện từ năm 2020 mà phải 2 năm sau, FLC mới công bố? Làm thế nào Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) bỏ một khoản tiền rất lớn để nhận gán nợ toà tháp mà vẫn che mắt được cổ đông trong 2 năm? Liệu hành vi lách luật “tinh vi” nào đã được áp dụng?
Che giấu thông tin? Lách luật tinh vi? 
FLC Twin Towers là toà nhà 42 tầng tại “khu đất vàng” 265 Cầu Giấy, Hà Nội. Đây là trụ sở chính của Tập đoàn FLC từ tháng 7.2019.
Đầu tháng 5.2022, giới đầu tư “ngã ngửa” khi FLC công bố thông tin đã gán nợ toà tháp này cho OCB từ năm 2020.
Thông tin được công bố trong số 326 trang tài liệu mà Tập đoàn FLC gửi tới Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh. Tập hồ sơ có tổng cộng 51 Nghị quyết có chứa các thông tin cần cải chính và công bố bổ sung theo quyết định xử phạt ngày 24.3.2022.

Biển tên gắn chữ “FLC Group” đã bị đục sau khi toà nhà FLC Twin Tower chính thức chuyển sang “chủ mới” là ngân hàng OCB. Ảnh: L.Hương
Biển tên gắn chữ “FLC Group” đã bị đục sau khi toà nhà FLC Twin Tower chính thức chuyển sang “chủ mới” là ngân hàng OCB. Ảnh: L.Hương
Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, một chuyên gia ngân hàng nhận định: “Những thông tin đáng lẽ phải công bố cho công chúng từ năm 2020, nhưng mãi đến khi ông Trịnh Văn Quyết bị bắt và Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu công khai thì thông tin này mới rò rỉ ra. Nếu đây là nghiệp vụ tốt cho OCB và FLC, đáng lẽ phải công khai thông tin từ lâu chứ không phải theo kiểu “giấu không được thì buộc phải khai ra”. 
Gắn vào “tài sản gán siết nợ”, chiêu thức “tinh vi” lách luật
Chuyên gia chỉ rõ 2 vấn đề. Thứ nhất, nếu OCB mua đứt toà tháp FLC Twin Towers, như vậy, ngân hàng đã dùng lượng vốn rất lớn để mua sắm tài sản cố định và có khả năng vi phạm vào điều 140 của Luật Tổ chức tín dụng, trong đó quy định tỉ lệ tổ chức tín dụng mua, đầu tư vào tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động là không quá 50% (tối đa 50%) vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.
Thứ hai, nếu coi đó là khoản OCB cấp tín dụng cho FLC thì đó là khoản cấp tín dụng rất lớn cho vay trung - dài hạn. Như vậy có khả năng vướng vào tỉ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung - dài hạn do Ngân hàng Nhà nước đã có quy định nghiêm ngặt. 

Toà nhà nay đã công khai đổi chủ. Ảnh: L.Hương
Toà nhà nay đã công khai đổi chủ. Ảnh: L.Hương
Chuyên gia tài chính này cho biết: “Nhiều khả năng, OCB đã lách luật một cách tinh vi là gán vào “tài sản gán siết nợ”. Theo quy định, chỉ khi toà nhà FLC Twin Towers được chuyển quyền sở hữu cho OCB thì ngân hàng mới được hạch toán trên tài khoản nội bảng. Còn trước đó, OCB có thể hạch toán vào “tài sản gán siết nợ, treo và chờ xử lý. “Tài sản gán siết nợ” thì chưa bị xem là hoạt động đầu tư tài sản, vì thế OCB lách được quy định của điều 140 của Luật Tổ chức tín dụng và bị giới hạn 50%”.
Thêm vào đó, sử dụng “chiêu lách tinh vi” này, OCB có khả năng lách cả tỉ lệ cho vay trung – dài hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định.
Về phía Tập đoàn FLC, chuyên gia này nhận định: “Cần kiểm tra lại hoạt động gán siết nợ có thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC hay không. Nếu có thì việc FLC không công bố thông tin có thể coi là cố tình che giấu thông tin. Thực tế, tại Việt Nam, tội che giấu thông tin bị phạt rất ít so với những tổn hại việc công bố thông tin có thể làm ảnh hưởng uy tín của doanh nghiệp tại thời điểm năm 2020. Chính vì vậy không ít các ông chủ doanh nghiệp sẵn sàng chậm công bố thông tin và chịu phạt hành chính ít tiền".
Ảnh hưởng ra sao đến hệ thống tài chính ngân hàng?
Ngân hàng OCB hiện là một trong những chủ nợ lớn nhất của FLC. OCB đang cho Tập đoàn FLC và các doanh nghiệp liên quan trong hệ sinh thái vay cả nghìn tỉ đồng. 
Theo chuyên gia, nếu giả sử bản chất là OCB đang cố gắng che giấu khoản cho vay trung- dài hạn cho FLC thì đây là cách giúp FLC bớt gánh nặng nợ, tạo điều kiện cho FLC có khả năng tiếp cận vay tại ngân hàng khác. Nhưng điều này gây bất lợi cho các ngân hàng khác. Thông tin sai lệch về khoản nợ của khách hàng có thể khiến các ngân hàng khác gặp rủi ro khi cho vay mà không đánh giá đúng năng lực của khách hàng.
Thêm vào đó, chuyên gia đặt giả thuyết: Không loại trừ khả năng đây là cách lách để FLC không phải trả nợ gốc định kì vì FLC đã gán tài sản nên chỉ cần trả lãi.  
Trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông của Ngân hàng OCB, trước những câu hỏi chất vấn nóng của cổ đông về các khoản cho vay FLC, ông Nguyễn Đình Tùng – Tổng Giám đốc OCB cho biết tổng dư nợ hiện là 2.800 tỉ đồng, bao gồm 1.500 tỉ đồng cho vay FLC, 1.000 tỉ đồng cho Bamboo Airways và 300 tỉ tại các công ty con.
“Chúng tôi cho rằng, sự việc của ông Trịnh Văn Quyết là vấn đề cá nhân. Trước khi sự việc ông Trịnh Văn Quyết xảy ra, FLC là khách hàng tốt, luôn đảm bảo trả nợ đúng hạn. Hiện tại, các bên cũng phối hợp với ngân hàng xử lý việc này. Quan điểm của Ban lãnh đạo ngân hàng là với những dự án đang triển khai, có nguồn thu thì tạo điều kiện để họ bán và thu tiền về. Hiện nay, vụ việc này cũng được báo cáo chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước”, ông Tùng nói.
Theo Lan Hương (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

SEA Games 32 loại thêm môn thế mạnh của Việt Nam

SEA Games 32 loại thêm môn thế mạnh của Việt Nam

Trong phiên họp trực tuyến mới đây với sự tham dự của đại diện 10 Ủy ban Olympic quốc gia - trừ Timor Leste, Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á (SEAGF) đã yêu cầu quốc gia đăng cai SEA Games 31 cập nhật tình hình các trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với chất cấm khi thi đấu hồi tháng 5-2022 tại Việt Nam, trong đó có 5 trường hợp của đoàn thể thao chủ nhà.
Thầy Park khó nghĩ khi Quang Hải sa sút

Thầy Park khó nghĩ khi Quang Hải sa sút

Việc Quang Hải sa sút phong độ là nguyên nhân chính khiến tuyến giữa tuyển Việt Nam chơi không tốt trong trận hòa Thái Lan 2-2. Điều này, buộc HLV Park Hang-seo phải tính đến phương án thay Quang Hải.
Chờ lời chia tay ngọt ngào của thầy Park

Chờ lời chia tay ngọt ngào của thầy Park

(GLO)- 19 giờ 30 phút ngày 13-1, đội tuyển Việt Nam bước vào trận chung kết lượt đi AFF Cup 2022 với Thái Lan. Trận đấu trong mơ này sẽ là cơ hội cho huấn luyện viên (HLV) Park Hang-seo đòi lại món nợ trước người Thái để có lời chia tay ngọt ngào với bóng đá Việt.
Tuyển Việt Nam sẵn sàng gặp Thái Lan

Tuyển Việt Nam sẵn sàng gặp Thái Lan

AFF Cup 2022 hứa hẹn kết thúc cực kỳ hấp dẫn với trận chung kết trong mơ giữa tuyển Việt Nam và Thái Lan. HLV Park Hang-seo cũng có cơ hội đánh bại 'Voi chiến' ở một giải đấu chính thức để khép lại triều đại thành công của mình.
Giải bóng đá mini thanh niên khối THPT TP. Pleiku: Gay cấn, hấp dẫn đến phút cuối

Giải bóng đá mini thanh niên khối THPT TP. Pleiku: Gay cấn, hấp dẫn đến phút cuối

(GLO)- Sau 3 ngày diễn ra sôi nổi, kịch tính, giải bóng đá mini 5 người thanh niên khối THPT năm 2023 do Thành Đoàn và Hội LHTN Việt Nam TP. Pleiku tổ chức đã khép lại. Giải góp phần tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, tạo mối quan hệ đoàn kết trong hội viên thanh niên khối trường THPT trên địa bàn thành phố.