Dấu hiệu đường rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trước khi loài người có ngôn ngữ thì dấu hiệu là phương tiện để giao tiếp, thông báo, truyền tin cho nhau. Ngày nay, mặc dù ngôn ngữ đã chiếm lĩnh toàn bộ đời sống của con người, nhiều máy móc hiện đại phục vụ đắc lực cho việc truyền tin nhưng có những dấu hiệu đã trở thành biểu tượng không chỉ ở một vùng miền, quốc gia, dân tộc mà là biểu tượng của thế giới. Ví dụ, chim bồ câu là biểu tượng của hòa bình, lá cờ trắng biểu tượng cho sự đầu hàng hoặc giơ 2 ngón tay lên trời là biểu tượng cho chiến thắng…

Dấu hiệu còn phụ thuộc vào vùng miền, dân tộc, quốc gia, miền núi khác miền đồng bằng, vùng ôn đới khác vùng nhiệt đới, ví dụ người miền núi khi đi đường thường chặt cây bẻ cành để làm dấu, người miền xuôi thường xếp đá hoặc vẽ trên mặt đất… Dấu hiệu còn mang tính đặc thù của mỗi dân tộc qua trang phục, tác phong sinh hoạt, như người Nhật thì cúi đầu, gập người xuống khi chào, những cô gái Thái đã lấy chồng thì phải búi tóc cao lên…

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ngày xưa, người Tây Nguyên đã sử dụng khá nhiều loại dấu hiệu để thông báo một việc, như khi có đám tang hoặc việc nguy cấp thường đốt lửa, thổi tù và (bằng sừng trâu) hoặc đánh chiêng. Đặc biệt dấu hiệu đi rừng của người Tây Nguyên đã có thời kỳ phát triển khá mạnh. Sau đây là một vài dấu hiệu đi rừng của đồng bào Tây Nguyên.

Loại đơn giản hơn cả là đồng bào chọn cây to hơn cổ tay rồi dùng dao chặt đứt một nửa thân cây, còn một nửa vẫn phải để dính trên cây sau đó bẻ gãy xuống. Đối với loại dấu hiệu này đồng bào thường sử dụng để khoanh vùng thuộc quyền sở hữu của mình như khoanh vùng đất làm rẫy; nếu người khác đi phát rẫy mà thấy dấu hiệu này thì hiểu rằng đất đã có chủ. Để khoanh vùng người ta nối những dấu hiệu lại với nhau tạo thành một vành đai sở hữu.

Do đặc điểm rừng núi âm u, dân cư thưa thớt, người Tây Nguyên lại có cuộc sống săn bắt bằng cách cài bẫy đặt chông, do đó để tránh việc người đi đường bị trúng bẫy, người làm bẫy phải có những dấu hiệu cần thiết thông báo cho người đi đường biết. Đối với loại dấu hiệu chỉ hướng cấm đi, coi chừng nguy hiểm có khá nhiều loại khác nhau, đơn giản nhất là người ta phạt bên thân cây một nhát dao chéo, sau đó cài lên đấy một nhánh cây con để biểu thị “coi chừng có bẫy thú”. Có nơi dùng một đoạn tre một đầu vót nhọn biểu thị hướng nguy hiểm… Những dấu hiệu chỉ hướng cấm nêu trên chủ yếu sử dụng nơi có nhiều cây cối rậm rạp có nhiều tầng cây. Ở nơi đất trồng ít cây, đồi cỏ thì người ta dùng một đoạn cây đóng xuống đất, sau đó cũng gác lên cây cọc một đoạn cây nằm ngang hoặc buộc lên đầu cọc một đoạn dây cứng như dây mây, nan tre, đầu cây hoặc dây buộc chếch hướng nào thì biểu thị hướng nguy hiểm ở đó. Tất cả các dấu hiệu trên chỉ nhằm báo hiệu cho người đi rừng có thể đi qua nhưng coi chừng có bẫy.

Để làm dấu cấm đi qua hoặc cấm vào thì người ta đặt chéo 2 đoạn cây theo hình dấu X rồi buộc hoặc cài lên thân cây, ở một số nơi người ta còn sử dụng đá, sỏi để làm dấu sở hữu hoặc cấm qua. Dấu hiệu sở hữu thường đặt trong rẫy, và để cấm đi qua thì người ta thường xếp các hòn đá chồng lên nhau đặt giữa đường, có khi xếp thành đống nhưng có khi chỉ cần 3 hòn đá.

Trường hợp có người chẳng may bị trúng bẫy thì hội đồng luật tục trước khi xét xử sẽ kiểm tra xem người đặt bẫy có làm dấu báo hiệu hay không, bởi đó là cơ sở để làm giảm nhẹ tội cho người đặt bẫy.

Ngày nay, đi đôi với sự phát triển kinh tế là phá hoại môi trường sinh thái đã phần nào làm mất đi những dấu hiệu đi rừng đặc trưng của người Tây Nguyên. Thiết nghĩ, đây cũng là một nét văn hóa độc đáo cần nghiên cứu, xem xét và lưu giữ, qua đó nhằm làm sáng tỏ những phong tục, tập quán, văn hóa của người Tây Nguyên.

Y Phương

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.