Dấu ấn từ mô hình kết nghĩa

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Mô hình “Hội Phụ nữ Công an TP. Pleiku kết nghĩa với Chi hội Phụ nữ làng Do-Guăh, xã Chư Á” không chỉ giúp người dân phát triển kinh tế mà còn góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Mô hình này cũng vừa được chọn vào tốp 20 mô hình, phần việc tiêu biểu của phụ nữ Công an toàn quốc.
Trước đây, làng Do-Guăh (xã Chư Á, TP. Pleiku) được xem là địa bàn “nóng” về an ninh chính trị, an ninh nông thôn. Bên cạnh đó, các tập tục lạc hậu như: tảo hôn, ma lai, thuốc thư chưa được xóa bỏ. Cuộc sống người dân rất khó khăn nên mâu thuẫn tranh chấp phát sinh trong cộng đồng thường xảy ra; tình trạng thanh-thiếu niên vi phạm pháp luật, trật tự an toàn xã hội diễn biến phức tạp. Trước tình hình đó, Công an TP. Pleiku đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức phát động phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, chọn làng trọng điểm phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội để kết nghĩa nhằm nắm bắt tình hình và phổ biến, giáo dục pháp luật, kết hợp với hỗ trợ các hộ gia đình khó khăn phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Năm 2017, Đảng ủy, lãnh đạo Công an TP. Pleiku chỉ đạo Hội Phụ nữ Công an thành phố kết nghĩa với Chi hội Phụ nữ làng Do-Guăh.
Sau khi kết nghĩa, Hội Phụ nữ Công an thành phố phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương và Chi hội Phụ nữ làng Do-Guăh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phân tích rõ âm mưu, thủ đoạn của kẻ xấu lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá chính quyền; kêu gọi, vận động các đối tượng từ bỏ “Tin lành Đê ga”, nêu cao tinh thần cảnh giác trước phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm, tác hại của tập tục lạc hậu, bạo lực gia đình... Cùng với đó, từ nguồn kinh phí do cán bộ, chiến sĩ đóng góp, Hội Phụ nữ Công an TP. Pleiku đã triển khai hỗ trợ, hướng dẫn người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong trồng trọt, chăn nuôi.
Hội Phụ nữ Công an TP. Pleiku và Chi hội Phụ nữ làng Do-Guăh (xã Chư Á) trao đổi công việc. Ảnh: R’Ô HOK
Hội viên phụ nữ Công an TP. Pleiku và chị em phụ nữ làng Do-Guăh (xã Chư Á) trao đổi kinh nghiệm xây dựng con đường hoa. Ảnh: R’Ô HOK
Chị Siu H’Rú-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ làng Do-Guăh-cho biết: Làng có 277 hộ với 1.170 khẩu. Trước đây, tình hình an ninh chính trị, trật tự trong làng diễn biến phức tạp. Từ khi kết nghĩa, cán bộ phụ nữ Công an thành phố không quản ngại khó khăn, vất vả đến từng nhà thăm hỏi, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người dân. Bên cạnh đó, đơn vị còn thường xuyên giúp đỡ làng xây dựng con đường hoa, hàng rào xanh, quan tâm hỗ trợ người dân trong sản xuất, tặng quà động viên các cháu thiếu nhi. Những việc làm ý nghĩa đó được bà con ghi nhận, cảm phục và đánh giá cao.
Là một trong những hộ khó khăn được Hội Phụ nữ Công an TP. Pleiku giúp đỡ phát triển kinh tế, ông San vui mừng chia sẻ: “Gia đình tôi đông con, ít đất sản xuất nên cuộc sống rất khó khăn. Năm 2017, gia đình được các cán bộ, chiến sĩ Hội Phụ nữ Công an thành phố hỗ trợ 1 con bò sinh sản trị giá 16 triệu đồng và hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi. Từ những lứa bê được sinh ra, tôi bán và mua hơn 1 sào ruộng để canh tác. Nhờ vậy, đời sống gia đình đã cải thiện, không còn lo thiếu ăn như trước”.
Trong 5 năm qua, từ nguồn đóng góp của cán bộ, chiến sĩ, Hội Phụ nữ Công an TP. Pleiku đã tổ chức tặng quà, quần áo, sách vở cho trẻ em, người già neo đơn, hộ nghèo; quyên góp và ủng hộ người dân mua cây giống-con giống; giúp ngày công sửa chữa nhà cửa, tặng tivi, xây bờ kè đường liên thôn, làm cổng chào làng văn hóa; làm các đồ chơi cho trường học theo chương trình “Sân chơi vì trẻ em”; cùng người dân dọn vệ sinh đường làng, trồng hoa tạo cảnh quan xanh-sạch-đẹp… với tổng kinh phí gần 100 triệu đồng. Bên cạnh đó, Hội Phụ nữ Công an thành phố đã tranh thủ hơn 400 lượt người có uy tín, chức sắc tôn giáo, tổ chức phát động phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” được 20 đợt với hơn 2.000 lượt người tham dự.
Trao đổi với P.V, Thiếu tá Nay Đam Ka-Đội trưởng Đội xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ Công an TP. Pleiku-khẳng định: Qua 5 năm triển khai mô hình, mối quan hệ giữa người dân làng Do-Guăh và lực lượng Công an thành phố nói chung, Hội Phụ nữ Công an TP. Pleiku nói riêng ngày một đoàn kết. Mô hình “Hội Phụ nữ Công an TP. Pleiku kết nghĩa với Chi hội Phụ nữ làng Do-Guăh, xã Chư Á” được Hội Phụ nữ Bộ Công an bình chọn là 1 trong 20 mô hình phần việc tiêu biểu của phụ nữ Công an toàn quốc trong phong trào thi đua “Phụ nữ Công an nhân dân học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, chủ động, trách nhiệm, kỷ cương, sáng tạo, vì an ninh Tổ quốc, xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững giai đoạn 2017-2022”. “Những năm tới, Hội Phụ nữ Công an thành phố tiếp tục nắm bắt tình hình trong làng, tâm tư nguyện vọng của bà con để có những hoạt động ý nghĩa, góp phần giúp đỡ người dân phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương”-Thiếu tá Nay Đam Ka nhấn mạnh.
R’Ô HOK

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Những tấm gương nỗ lực vượt qua “bóng tối”

Những tấm gương nỗ lực vượt qua “bóng tối”

(GLO)- Dù không có được đôi mắt sáng như bao người khác nhưng những người bị mù ở huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) lại làm cho cuộc đời mình sáng lên bằng chính tinh thần lạc quan và nghị lực phi thường. Điều đó đã giúp họ vượt qua “bóng tối” của số phận, tìm được ánh sáng cho đời mình.

Thành viên Ban Chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo xã Ia Sao phối hợp với điều tra viên tiến hành rà soát hộ nghèo tại buôn H’Liếp. Ảnh: V.C

Ia Sao công khai, minh bạch trong điều tra, rà soát hộ nghèo

(GLO)- Hiện nay, các thôn, buôn thuộc xã Ia Sao (thị xã Ayun Pa) đã hoàn tất công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều. Các quy trình đều được thực hiện công khai, minh bạch trên cơ sở đánh giá chi tiết đến từng hộ dân để có hướng hỗ trợ thiết thực, hiệu quả.

Ban Pháp chế HĐND tỉnh Gia Lai khảo sát việc giải quyết kiến nghị cử tri tại TP. Pleiku

Ban Pháp chế HĐND tỉnh Gia Lai khảo sát việc giải quyết kiến nghị cử tri tại TP. Pleiku

(GLO)- Chiều 4-11, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thái Thanh Bình-Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh dẫn đầu đoàn khảo sát đã làm việc với TP. Pleiku về giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri trước và sau kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh khóa XII thuộc lĩnh vực pháp chế.

Cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Pháo phòng không 234 giúp xây dựng nhà cho gia đình bà A Nưnh (làng Đăk Pơ Nan, xã Kon Thụp). Ảnh: T.N

Những ngôi nhà ấm tình đoàn kết ở Kon Thụp

(GLO)- Năm 2024, huyện Mang Yang được Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh Gia Lai phân bổ 750 triệu đồng để hỗ trợ xây dựng 15 căn nhà (50 triệu đồng/căn) cho các hộ nghèo và cận nghèo. Huyện ủy đã thống nhất ưu tiên hỗ trợ xây dựng nhà “Đại đoàn kết” cho các hộ nghèo, cận nghèo xã Kon Thụp.