Đạo hiếu không chỉ có ngày Vu lan

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Lễ Vu lan là dịp để mọi người dành nhiều thời gian nghĩ về công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Nhưng đối với nhiều người, 365 ngày trong năm đều là ngày Vu lan, đều là dịp báo hiếu cha mẹ.

Tháng bảy âm lịch - mùa báo hiếu, tôi lại nghĩ ngay tới người mà tôi tiếp xúc hằng ngày- đó là cô bé đồng nghiệp, với tạng người nhỏ nhắn nhưng nhanh nhạy, tháo vát khó ai bì kịp. Điều tôi khâm phục ở cháu chính là lòng hiếu thảo với mẹ, những việc cháu làm cho mẹ, khiến tôi cũng phải ngẫm lại về bản thân mình.

Do mẹ cháu sống một mình, ba không còn, chị gái lại ở xa, dù đã có gia đình và ra ở riêng, nhưng lúc nào cháu cũng canh cánh lo cho mẹ.

Sáng nào cũng vậy, sau khi chở con đi học, cháu lại ghé về nhà mua bữa ăn sáng rồi cùng ăn với mẹ hoặc chở mẹ đi ăn, sau đó xem mẹ có cần giúp, hoặc ăn gì trong ngày không? Lúc nào cháu cũng mua thức ăn, sữa để sẵn cho mẹ. Những ngày sinh nhật, ngày phụ nữ, hay ngày lễ lớn cháu đều cố gắng tổ chức và tặng cho mẹ những món quà ý nghĩa, phù hợp với khả năng của mình. Biết mẹ sống một mình buồn, thỉnh thoảng cháu còn động viên mẹ đi cà phê hoặc tổ chức cho mẹ đi du lịch cùng với các hội bạn của mẹ cho khuây khỏa.

Những ai may mắn còn cha mẹ hãy cố gắng hết lòng hiếu kính, chăm sóc cha mẹ khi có thể. Ảnh minh họa

Những ai may mắn còn cha mẹ hãy cố gắng hết lòng hiếu kính, chăm sóc cha mẹ khi có thể. Ảnh minh họa

Tôi thấy với cháu 365 ngày trong năm đều là ngày Vu lan cả, bởi cháu quan tâm đến mẹ vì cái tâm của một người con luôn hết lòng hiếu kính với mẹ, chứ không như một số ít bạn trẻ bây giờ cứ lên mạng xã hội tự diễn, tự sướng vào những ngày tương tự thế này, và tưởng rằng mình đã quan tâm, hiếu thuận tới mẹ cha.

Chuẩn bị vào cấp III, gia đình bạn tôi gặp biến cố, cha bạn mất do tai nạn lao động, lao động chính trong nhà không còn, dưới bạn lại còn có 3 em nhỏ, vì vậy bạn phải nghỉ học, đi làm thêm kiếm tiền để phụ mẹ nuôi các em. Khi các em học hành ổn định, bạn tôi mới nghĩ tới bản thân, bắt đầu học lại bổ túc và nối lại ước mơ dang dở của mình là trở thành kỹ sư máy tính. Khi biết mình đã đậu đại học, xác định không tạo ra gánh nặng cho mẹ và các em, bạn vừa học, vừa tranh thủ làm để có tiền trang trải cho việc học và sinh hoạt hằng ngày.

Sau bao năm miệt mài, vất vả cuối cùng bạn tôi cũng cầm được tấm bằng cử nhân loại giỏi, và xin được việc ngay tại thành phố, muốn chứng minh năng lực của mình nên bạn dồn hết thời gian, công sức vào công việc, vì thế mà cũng không về thăm mẹ và các em thường xuyên được, nhưng bù lại tối nào bạn gọi điện thăm hỏi, quan tâm, động viên, mua những loại thuốc bổ tốt nhất về cho mẹ mình. Đến khi anh lập gia đình, để lo được cho vợ con có cuộc sống tốt, anh lại lao vào công việc như con thiêu thân, nên một năm anh chỉ về thăm mẹ vào ngày giỗ cha và ngày Tết.

Đến một ngày các em gọi điện, báo tin mẹ bệnh nặng, anh mới dứt khỏi công việc để thu xếp về, nhưng về chưa được bao lâu, mẹ anh đã trút hơi thở cuối cùng. Cảm giác đau đớn, mất mát bủa vây lấy anh. Lúc này bao nhiêu cái “giá như” không bù đắp được sự mất mát quá lớn này. Trong cuộc đời mỗi người, nỗi đau lớn nhất chính là khi cha mẹ mất đi. Và điều đau khổ lớn nhất chính là sẽ không bao giờ còn cơ hội để báo đáp được tình yêu thương đối với cha mẹ.

Hằng năm cứ đến lễ Vu lan, bạn tôi đều cùng gia đình nhỏ trở về thăm nhà, cùng với các em làm mâm cơm cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ, thành tâm cầu siêu cho họ được về cõi tịnh độ. Cùng với việc báo hiếu, anh không quên dạy dỗ các con mình phải luôn hiếu kính với tổ tiên, khắc ghi công ơn sinh thành, dưỡng dục đối với mẹ cha.

Vu lan về, với những ai may mắn còn cha mẹ thì tự nhắc nhở mình hãy cố gắng hết lòng hiếu kính, lễ phép, chăm sóc cha mẹ chu đáo. Thiết nghĩ, báo hiếu mẹ cha, tưởng nhớ tổ tiên không chỉ có ngày Vu lan mà cần dành cả cuộc đời. Vì thế, nếu có thể, hãy biến mọi ngày trong năm đều là ngày Vu lan báo hiếu. Bởi suy cho cùng, chúng ta chẳng thể sống mãi bên cạnh mẹ cha, hãy biết trân quý những phút giây quý giá khi còn có thể.

Có thể bạn quan tâm

Ia Grai: Tặng bò giống cho phụ nữ khó khăn

Ia Grai: Tặng bò giống cho phụ nữ khó khăn

(GLO)- Sáng 15-4, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện tổ chức trao tặng bò giống sinh sản cho 3 gia đình hội viên phụ nữ là hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã Ia Hrung.

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

(GLO)- Ngày 14-4, tại Trung tâm Giống vật nuôi huyện Đak Pơ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức bàn giao mô hình sinh kế thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Mô hình trồng ngô ngọt của phụ nữ Ia Broăi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Vũ Chi

Phụ nữ Ia Broăi thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(GLO)- Với sự đồng hành của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), nhiều hội viên phụ nữ dân tộc thiếu số đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện gia đình, mang lại thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống.

Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Đức Cơ phối hợp tuần tra, bảo vệ đường biên (ảnh đơn vị cung cấp).

Phụ nữ Đức Cơ góp sức bảo vệ bình yên biên giới

(GLO)- Huyện Đức Cơ có 3 xã biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia. Chính sự phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) các xã biên giới và đồn Biên phòng đứng chân trên địa bàn đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mỗi đơn vị và bảo vệ bình yên biên giới.

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

(GLO)- Hiện nay, nhiều giếng đào và giếng khoan tại một số thôn, làng trong tỉnh Gia Lai bắt đầu cạn khiến người dân thiếu nước sinh hoạt. Trước tình hình đó, chính quyền địa phương đã chuẩn bị các phương án hỗ trợ người dân khắc phục khó khăn do thiếu nước sinh hoạt hàng ngày.

Đường từ trung tâm xã Đăk Song đến các xã phía Đông huyện Kông Chro đã được bê tông hóa. Ảnh: N.D

Xã vùng sâu chuyển mình

(GLO)- Những ngày tháng tư lịch sử, có dịp thăm lại các xã phía Đông huyện Kông Chro (gồm Sró, Đăk Song, Đăk Pling, Đăk Kơ Ning), chúng tôi càng cảm nhận rõ hơn sự khởi sắc của vùng quê một thời đối diện với bao khó khăn, thiếu thốn.

Gia đình anh Rơ Châm Nek có nguồn thu khoảng 200 triệu đồng/năm từ trồng trọt. Ảnh: T.D

“Làng Campuchia” trên đất Gia Lai

(GLO)- Gần nửa thế kỷ sau cuộc trốn chạy khỏi nạn diệt chủng Pol Pot để đến định cư ở làng Triêl (xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), cuộc sống của những người dân Campuchia đã ổn định và ngày càng sung túc.