Đằng sau họp lớp, hội khóa...

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Họp lớp, hội khóa là dịp để các thế hệ học trò ôn lại những kỷ niệm đẹp tuổi hoa niên, cùng chia sẻ cuộc sống hiện tại, tạo sự kết nối, gắn bó sau nhiều năm xa cách. Mỗi dịp hè về, Tết đến, các diễn đàn, hội nhóm trên mạng xã hội lại đăng tải các status kêu gọi, hẹn gặp nhau trong các buổi hội khóa, họp lớp.

Gọi họp lớp, hội khóa là ngày hội cũng không sai bởi đời người được bao nhiêu lần 10 năm, 20 năm, thậm chí 30 năm. Trở về mái trường xưa, tạm gác lại gánh nặng cuộc sống thường nhật để được là những cô cậu học trò trong vòng tay thầy cô, bạn bè một thuở trong rộn ràng niềm vui chính là lúc mọi người được nhìn lại chính mình với những hoài bão, ước mơ tuổi thanh xuân. Ngày hội giúp chúng ta trân quý những kỷ niệm, trân trọng hơn cuộc sống hiện tại và nỗ lực hơn nữa cho tương lai. Với ý nghĩa đó, nhiều buổi họp lớp, hội khóa được tổ chức ấm cúng, để lại những cảm xúc đẹp trong lòng những người tham dự. Ở đó, những câu chuyện xúc động với thầy cô được nhắc nhớ, tình cảm bạn bè được bồi đắp. Ánh mắt những “người đưa đò” lấp lánh niềm tự hào khi thấy lứa học trò năm xưa nay đã trưởng thành. Những cô cậu học trò cũng không giấu được niềm rưng rưng xúc động khi thấy tóc cô thầy đã điểm bạc, khuôn mặt hằn vết chân chim… Những cái nắm tay rất chặt, lời thăm hỏi ân cần, sự sẻ chia chân thành sau nhiều năm xa cách của bạn bè, thầy cô sẽ là hình ảnh đẹp của một buổi hội khóa hay họp lớp.

Dù vậy, việc hội khóa, họp lớp đôi khi cũng gây ra những phiền phức không đáng có. Trước tiên phải kể đến khâu tập hợp các thành viên, thu quỹ, lên chương trình. Đây là một quá trình mất khá nhiều thời gian và công sức của những người trong ban tổ chức mà nếu không khéo léo cũng dễ khiến buổi gặp mặt thất bại. Đáng nói, sau nhiều năm chia xa, mỗi người mỗi ngả nên việc liên kết, tìm được thời gian phù hợp để tất cả cùng tập trung đông đủ là vấn đề khá nan giải. Vì thế, có những buổi họp lớp dù được lên kế hoạch kỹ lưỡng, đến ngày đi cũng chỉ có vài người, còn lại báo vắng. Cuối cùng, buổi họp lớp lại trở thành buổi họp nhóm, không để lại nhiều ấn tượng cho người tham dự. Thậm chí, tham gia hay không tham gia họp lớp cũng dẫn đến sự việc đau lòng. Đơn cử như vào tháng 2-2022, lớp cũ của anh Phan Xuân Hảo (SN 1994) và Bùi Thái Hà (SN 1995, cùng trú tại phường Tây Sơn, thị xã An Khê) tổ chức họp nhưng anh Hảo không tham gia. Thấy vậy, anh Hà nhắn tin trách mắng dẫn đến hai bên xảy ra mâu thuẫn, hẹn nhau tại khu vực đường Hoàng Văn Thụ (đoạn thuộc tổ 6, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) để đánh nhau. Hà kể lại sự việc cho anh họ là Bùi Đức Phương (SN 1994). Phương gọi điện cho Hảo và 2 người tiếp tục thách thức đánh nhau. Ngay sau đó, Hảo cầm 1 con dao, 1 ống tuýp sắt đến điểm hẹn. Trên đường đi, Hảo rủ thêm Nguyễn Chí Bình và Phạm Thái Sơn đi cùng. Cuộc ẩu đả khiến Phương bị tổn hại 17% sức khỏe. Vừa qua, Tòa án nhân dân tỉnh đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên phạt Hảo 12 năm tù, Bình 9 năm tù và Sơn 6 năm tù cùng về tội “Giết người”.

Hiện nay, hầu hết chúng ta đều trải qua các bậc học từ tiểu học, THCS, THPT đến đại học, cao học, đại học tại chức, văn bằng 2... Sau khi đi làm, nhất là ở các cơ quan nhà nước, mọi người được tạo điều kiện học thêm các lớp trung cấp, cao cấp lý luận chính trị, lớp quản lý nhà nước, chuyên viên, chuyên viên cao cấp… Và bao nhiêu lớp học cũng là từng ấy lần họp lớp, hội khóa. “Bội thực” họp lớp là tình trạng thực tế đang diễn ra. Lớp này vừa xong thì lớp khác lại gọi. Đáng nói, tổ chức ồ ạt, tham dự liên tục khiến chính người trong cuộc không còn thấy hứng thú, không cảm nhận được ý nghĩa vốn có của buổi họp lớp. Ngoài ra, việc tổ chức rập khuôn theo kiểu tập trung ăn uống, nhậu nhẹt rồi kéo nhau vào quán hát karaoke, sau đó ai về nhà nấy cũng gây nhàm chán. Cùng với đó, không ít trường hợp “tan cửa nát nhà” sau mỗi buổi họp lớp vì gặp và “rung động” với “người cũ”. Thói khoe khoang, thể hiện mức độ giàu có của một bộ phận cựu học sinh, sinh viên cũng khiến nhiều người khác mặc cảm, tự ti khiến họ dần e dè, ngại ngùng tới các buổi họp lớp, hội khóa.

Việc họp lớp, hội khóa không nên bị “lạm dụng” mà cần được tổ chức bài bản, nghiêm túc. Hãy để các buổi gặp mặt trở thành những ngày hội chung thực sự, khi danh vọng, tiền tài, chức tước cũng như những nỗi lo “cơm áo” được bỏ lại phía ngoài cổng trường để bên trong chỉ còn lại vẹn nguyên “tình thầy, nghĩa bạn”.

Có thể bạn quan tâm

Đoạn đường Trường Sơn Đông đi qua địa phận xã Ia Trok, huyện Ia Pa

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan đường Trường Sơn Đông xuống cấp

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về tình trạng sạt lở bờ suối ăn sâu vào khu vực tường bao xung quanh Trường Tiểu học Cù Chính Lan (xã la Nan, huyện Đức Cơ); đoạn đường Trường Sơn Đông đi qua địa phận xã Ia Trok (huyện Ia Pa) xuống cấp;...

Triển khai thi công tỉnh lộ 669-đoạn từ thị xã An Khê đi huyện Kbang. Ảnh: Minh Phương

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc thi công tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh; chỉ tiêu tuyển sinh tại Trường THPT DTNT Đông Gia Lai, Trường THCS DTNT Đak Pơ ít không đáp ứng nhu cầu học tập;...

Trung tâm huyện Đức Cơ nhìn từ trên cao. Ảnh: Vĩnh Hoàng

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý; nghiên cứu và lập các dự án đầu tư trồng rừng đối với diện tích đất rừng khộp chưa có rừng...

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về bổ sung dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê; rà soát, đo đạc cắm mốc diện tích đất ngoài quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn xã Hải Yang (huyện Đak Đoa);...

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về khắc phục sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang)

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về bố trí kinh phí để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang); đầu tư trạm bơm để phục vụ sản xuất tại cánh đồng thôn Đoàn Kết (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện); 

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật liên quan thế chấp quyền đòi nợ để vay tiền

(GLO)- Bạn đọc H.T.K. hỏi: Ông A. vay của tôi 200 triệu đồng, 2 bên có lập hợp đồng vay tài sản rõ ràng. Tôi cần tiền làm ăn gấp, trong khi đó, ông A. không trả nợ cho tôi theo thỏa thuận. Vậy tôi có quyền thế chấp quyền đòi nợ này cho bên thứ 3 để vay 100 triệu đồng được không?

UBND tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê - Ka Nak

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê-Ka Nak; hoạt động TTYT huyện Đức Cơ; cấp GCNQSD đất tại Khu đất Làng quân nhân Lữ đoàn 234-Quân đoàn 3; đất do Binh đoàn 15 quản lý tại tổ 6, phường Yên Thế (TP. Pleiku) đang có gần 300 hộ dân sử dụng sản xuất nông nghiệp ổn định trên 30 năm.