Đak Pơ tổng kết dự án phát triển giống heo đen tại vùng dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 14-12, tại nhà rông làng Kuk Đak (xã An Thành), Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức hội nghị tổng kết ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình phát triển giống heo đen tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn 3 xã Yang Bắc, An Thành và Ya Hội.

Dự án được triển khai 30 tháng từ năm 2021-2023. Quy mô 90 con heo đen (72 heo cái hậu bị và 18 heo đực giống hậu bị) với 18 hộ tham gia trên địa bàn 3 xã An Thành, Yang Bắc và Ya Hội. Mỗi xã có 6 hộ tham gia, mỗi hộ được cấp 5 con giống (1 con đực và 4 con cái). Tổng kinh phí dự án là 447,5 triệu đồng. Trong đó, vốn từ nguồn sự nghiệp khoa học là 335 triệu đồng, người dân đóng góp 112,5 triệu đồng.

Dự án phát triển giống heo đen tại vùng dân tộc thiểu số đem lại tín hiệu khả quan. Ảnh: Thiên Di

Dự án phát triển giống heo đen tại vùng dân tộc thiểu số đem lại tín hiệu khả quan. Ảnh: Thiên Di

Kết quả, đến nay đã có 25 heo nái có chửa và sinh sản được tổng số 231 con heo con. Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp đã tổ chức đánh giá, tuyển chọn 22 đợt với 231 heo con, bán giống và tăng đàn 117 con, chuyển sang nuôi hướng thịt 114 con. Nhìn chung dự án heo đen dần ổn định, hộ chăn nuôi đã mạnh dạn tăng số lượng đàn, mở rộng chuồng trại và chăn nuôi hướng thịt.

Thời gian tới, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình nuôi đàn heo giống gốc, đàn heo sinh sản để phục vụ sản xuất và cung cấp con giống đảm bảo chất lượng cho người chăn nuôi.

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

(GLO)- Sau gần 6 năm chuyển đổi từ trồng rau màu sang trồng ổi Ruby, gia đình chị Nguyễn Thị Yến (làng Jro Ktu Đak Yang, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) đã có thu nhập ổn định. Với việc áp dụng kỹ thuật canh tác theo hướng hữu cơ, sản phẩm ổi của chị cũng đã được chứng nhận đạt OCOP 3 sao.

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

(GLO)- Hiện nay, một số vùng trọng điểm lúa nước của tỉnh Gia Lai đang thu hoạch lúa trà sớm vụ Đông Xuân 2024-2025. Tuy nhiên, một số vùng bị ảnh hưởng của thời tiết nên bước vào thu hoạch năng suất giảm. Hơn nữa, giá lúa Đông Xuân cũng giảm, nông dân thu lợi nhuận không cao so với năm trước.

Các thương hiệu cà phê của Gia Lai được trưng bày, giới thiệu tại nhiều điểm bán hàng OCOP. Ảnh: V.T

Xây dựng thương hiệu: Đòn bẩy để nông sản vươn xa

(GLO)- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một bước quan trọng trong phát triển bền vững và là đòn bẩy để nông sản vươn xa. Sự thành công trong xây dựng thương hiệu không chỉ giúp tăng giá trị cho sản phẩm mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp trong tương lai.

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Nhờ chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai có những chuyển biến tích cực khi không để xảy ra cháy rừng và xuất hiện điểm “nóng” hay những vụ việc nổi cộm.

Người dân xã Nam Yang (huyện Đak Đoa) thu hoạch hồ tiêu. Ảnh: Vũ Thảo

Niên vụ hồ tiêu 2024-2025: Niềm vui chưa trọn

(GLO)- Thời điểm này, bà con nông dân trong tỉnh Gia Lai đang khẩn trương thu hoạch hồ tiêu niên vụ 2024-2025. Dù giá hồ tiêu đang ở mức cao nhưng do ảnh hưởng bởi thời tiết, nhất là giai đoạn cây ra hoa gặp không khí lạnh kéo dài dẫn đến năng suất giảm 20-30% so với vụ trước.

Hồ nuôi cá của gia đình ông Phan Đình Đại (thôn 5, xã Ia Tô). Ảnh: N.H

Ia Grai phát triển nghề nuôi cá nước ngọt

(GLO)- Tận dụng nguồn nước mặt dồi dào từ lòng hồ thủy điện, hồ thủy lợi và sông suối, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nuôi cá nước ngọt để tăng thêm thu nhập cho gia đình.