Kbang nhân rộng đàn heo đen bản địa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Heo đen bản địa dễ nuôi, ít bị dịch bệnh, có thể tận dụng tối đa nguồn phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn và thịt rất thơm ngon. Vì vậy, thời gian qua, nhiều hộ dân ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư chăn nuôi loài heo này.

Dẫn chúng tôi tham quan mô hình nuôi heo đen của gia đình, anh Hoàng Ngọc Băng (làng Mơ Hven-Ôr, xã Kông Lơng Khơng) cho hay: Sau nhiều lần đi học hỏi kinh nghiệm từ các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện, đầu năm 2016, anh mua 3 con heo đen về nuôi.

Nhờ nắm vững đặc tính sinh trưởng của heo đen, đồng thời áp dụng phương pháp chăm sóc và sử dụng nguồn thức ăn tại chỗ hợp lý nên đàn heo phát triển tốt, ít bị dịch bệnh. Giữa năm 2019, anh bán heo được 21 triệu đồng và vay thêm 30 triệu đồng từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân để xây dựng chuồng trại, hầm tự hoại và dựng hàng rào lưới sắt tạo không gian chăn thả với tổng diện tích trên 600 m2.

 Anh Hoàng Ngọc Băng (làng Mơ Hven-Ôr, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang) chăm sóc đàn heo đen bản địa của gia đình. Ảnh: A.P
Anh Hoàng Ngọc Băng (làng Mơ Hven-Ôr, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang) chăm sóc đàn heo đen. Ảnh: An Phát


Anh Băng cho hay, loài heo đen bản địa thích chạy nhảy nên khi nuôi phải làm chuồng trại thoáng mát, rộng rãi. Bên cạnh đó, cần làm một số ô chuồng nhỏ để cho heo trú nắng, mưa. Đây cũng là nơi để heo nái sinh sản, nuôi con.

“Muốn phát triển đàn heo thì cần thường xuyên thay đổi con đực để heo con sinh ra không bị dị tật, không mắc bệnh. Đối với heo con, song song với sữa mẹ thì cần bổ sung thức ăn nấu chín gồm: rau xanh, cám gạo, bắp nghiền để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Nếu để heo con ăn các loại thức ăn sống sẽ gây lạnh bụng, dẫn đến tiêu chảy, chậm lớn, thậm chí bị chết”-anh Băng chia sẻ.

Cũng theo anh Băng, heo con nuôi 2-3 tháng sẽ đạt trọng lượng 5-8 kg, có thể xuất bán giống. Giá heo giống dao động khoảng 180-220 ngàn đồng/kg. Còn heo thương phẩm nuôi 12-15 tháng có thể xuất chuồng, giá bán 110-150 ngàn đồng/kg.

Tại xã Đak Rong, mô hình nuôi heo đen bản địa cũng được nhiều hộ lựa chọn để phát triển kinh tế. Anh Đinh Văn Đợi (làng Kon Lốc 1) bộc bạch: “Trước đây, gia đình tôi chỉ nuôi 2-3 con heo để khi cần thì giết thịt chứ không nghĩ đến nuôi heo để bán. Đầu năm 2019, sau khi được tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, hỗ trợ vật liệu, đồng thời được vay 10 triệu đồng từ Quỹ Hỗ trợ nông dân, tôi bắt tay xây dựng chuồng trại, mua heo giống về nuôi. Đàn heo được chăm sóc cẩn thận, lại sống trong môi trường sạch sẽ, thoáng mát nên rất mau lớn. Cuối năm, tôi bán 3 con heo được 15 triệu đồng. Nhờ có số tiền này, tôi mua giống cây trồng, phân bón và chi tiêu hàng ngày”.

Anh Đinh Văn Đợi (làng Kon lốc 1, xã Đak Rong, huyện Kbang) cho đàn heo ăn các loại rau cỏ, cây lá trong vườn- Ảnh Ngọc Minh.jpg
Anh Đinh Văn Đợi (làng Kon Lốc 1, xã Đak Rong, huyện Kbang) cho đàn heo ăn các loại rau cỏ, cây lá trong vườn. Ảnh: Ngọc Minh


Theo anh Đợi, nuôi heo đen không khó, ít mất thời gian chăm sóc, có thể tận dụng đất vườn nhà trồng các loại rau củ quả, cỏ voi, chuối tạo nguồn thức ăn. Heo đen được người dân nuôi theo phương thức chăn thả tự nhiên, không cho ăn các loại thức ăn công nghiệp, không dùng chất tạo nạc. Do đó, thịt heo đen rất được người tiêu dùng ưa chuộng vì rắn chắc, ít mỡ, nạc dày, thơm ngon.

Bà Đinh Thị Luân-Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Đak Rong-cho rằng, heo đen là vật nuôi truyền thống của người Bahnar. Hiện nay, phần lớn hộ dân trên địa bàn xã đều nuôi loài heo này. Toàn xã hiện có gần 600 con heo đen. “Những năm gần đây, nhờ được tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật nên người dân đã biết làm chuồng trại để nuôi nhốt và cho heo ăn đầy đủ”-bà Luân cho hay.

Trao đổi với P.V, ông Hồ Viết Cảm-Chủ tịch Hội Nông dân huyện Kbang-cho biết: Mô hình nuôi heo đen bản địa đang được chính quyền địa phương quan tâm, hỗ trợ người dân duy trì và phát triển, nhất là ở các xã: Sơ Pai, Kông Lơng Khơng, Lơ Ku. Từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện, nhiều hội viên đã có thêm nguồn kinh phí để tăng đàn heo.

“Thời gian tới, Hội tiếp tục phối hợp với các cơ quan chuyên môn tuyên truyền, vận động bà con duy trì và phát triển đàn heo đen, đồng thời tăng cường tập huấn hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, phòng dịch bệnh, thành lập chi hội, tổ nhóm hướng tới liên kết sản xuất, tiêu thụ, chế biến sản phẩm để nâng cao giá trị, tăng thu nhập cho người dân”-Chủ tịch Hội Nông dân huyện thông tin thêm.

 AN PHÁT

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.