Đak Đoa: Tái canh gần 2.000 ha cà phê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong 5 năm thực hiện chương trình tái canh cà phê, huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã xuất ngân sách hơn 1,4 tỷ đồng để hỗ trợ người dân thực hiện tái canh 1.919,5 ha.

 Các giống cà phê hỗ trợ người dân tái canh có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, kháng được nhiều sâu bệnh hại và cho năng suất, chất lượng cao. ảnh chụp trước đợt dịch Covid-19. Ảnh: Quang Tấn
Các giống cà phê hỗ trợ người dân tái canh có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, kháng được nhiều sâu bệnh hại và cho năng suất, chất lượng cao (ảnh chụp năm 2020). Ảnh: Quang Tấn

Theo đó, trong giai đoạn 2016-2020, huyện Đak Đoa đã hỗ trợ 756 ngàn cây giống cà phê cho 2.020 hộ dân trồng tái canh. Các loại giống được đưa vào tái canh chủ yếu là giống cà phê lai đa dòng (gồm các dòng TR4, TR7, TR9, TRS1) được sản xuất tại Viện Eakmat, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây hồ tiêu Gia Lai, Trung tâm Nghiên cứu giống cây trồng tỉnh nên cho năng suất cao, chất lượng tốt, cỡ hạt lớn, chịu hạn tốt và kháng cao với bệnh gỉ sắt...

 Ngoài ra, từ nguồn vốn Dự án VnSAT, huyện đã xây dựng 8 mô hình điểm về tái canh cà phê bền vững trên địa bàn 8 xã; có 240 ha cà phê tái canh được người dân, doanh nghiệp trên địa bàn ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất như lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt, tiết kiệm nước.

Được biết, theo kế hoạch năm 2021, huyện Đak Đoa tiếp tục hỗ trợ người dân tái canh khoảng 300 ha cà phê già cỗi, kém chất lượng.

 

QUANG TẤN

Có thể bạn quan tâm

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Hội LHPN xã Ia Mơ Nông tặng hội viên thùng rác để bỏ rác sinh hoạt, bảo vệ môi trường. Ảnh: G.H

Ia Mơ Nông chung tay bảo vệ môi trường nông thôn

(GLO)- Nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và triển khai nhiều mô hình, cách làm hay, hiệu quả, góp phần làm cho cảnh quan môi trường nông thôn của xã ngày càng xanh-sạch-đẹp. 

Diện mạo nông thôn xã Chư Mố ngày càng khang trang. Ảnh: R.H

Chuyện về những ngôi làng bên sông Ba

(GLO)- Đến xã Chư Mố (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), chúng ta nhận thấy tên gọi 5 làng ở đây đều gắn liền với dòng sông Ba và những người lập làng đầu tiên. Đó là các làng: Plơi Apa Ama Đă, Plơi Apa Ama H’Lăk, Plơi Apa Ama Lim, Plơi Apa Ơi H’Trông và Plơi Apa Ơi H’Briu.

Nhờ chăm chỉ làm lụng, gia đình anh Rơ Lan Hle (ở giữa) đã xây dựng được ngôi nhà khang trang, bề thế. Ảnh: T.D

Sức sống mới ở làng Ó

(GLO)- Xa rồi những ngày khốn khó với nỗi lo thiếu đói lúc giáp hạt luôn ám ảnh trong tâm trí người dân làng Ó, xã Ia Krái, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. Giờ đây, làng Ó đã khoác lên mình chiếc áo mới bởi màu tươi sáng của những ngôi nhà xây to đẹp và các khu vườn mướt xanh, trĩu quả.