Giai đoạn năm 2016-2020, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Đak Đoa đã mở được 22 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn, thu hút 678 học viên tham gia học các nghề như: chăn nuôi, trồng trọt, nghề nề, sửa chữa máy nông nghiệp.... |
Thầy Đặng Ngọc Linh (thứ 3 từ phải sang)-giáo viên dạy nghề của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Đak Đoa giới thiệu về các loại máy nông nghiệp cho học viên. |
Một lớp đào tạo nghề may cho lao động người dân tộc thiểu số ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Đak Đoa. |
Các học viên ở xã Hnol (huyện Đak Đoa) tham gia học nghề sửa chữa máy nông nghiệp. |
Sau khi tham gia lớp đào tạo nghề sửa chữa máy nông nghiệp, anh Brinh (bìa trái; xã Hnol, huyện Đak Đoa) cho biết: "Trước đây, khi chưa học, mình không biết gì về máy móc nên nhiều lúc máy bị hỏng không sửa được, ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất. Giờ mình đã biết cách bảo dưỡng, sửa chữa máy nông nghiệp phục vụ sản xuất của gia đình". |
Được hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chị Đeih (bìa trái; làng Wết, xã Glar, huyện Đak Đoa) trồng gần 1 sào rau xanh. Không chỉ có rau sạch phục vụ bữa ăn gia đình mà chị còn có thêm nguồn thu nhập gần 30 triệu đồng mỗi năm nhờ trồng rau. |
Sau khi học lớp dạy nghề nề hoàn thiện, anh Nal (thứ 2 từ trái sang; làng O Yố, xã Ia Băng, huyện Đak Đoa) đã tham gia xây dựng nhiều ngôi nhà ở xã, tạo nguồn thu nhập ổn định. |
Bà Võ Hoài Ân-Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Đak Đoa-cho biết: Các học viên đã phát huy được nghề học được ngay tại địa phương hoặc được tuyển dụng vào làm trong các doanh nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập cho bản thân. Qua đó, góp phần củng cố tiêu chí lao động có việc làm trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của huyện. |
ĐỨC THỤY (thực hiện)