Đại án đăng kiểm: 3/254 bị cáo xin xét xử vắng mặt vì sức khỏe

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bị cáo Trần Văn Thương (Giám đốc Công ty Lâm Hà Trúc - góp vốn tại Trung tâm Đăng kiểm 50-15D), Nguyễn Phương Nam (đăng kiểm viên - Phòng kiểm định xe cơ giới thuộc Cục Đăng kiểm) và Nguyễn Thị Ngọc Bích (lao động tự do) xin vắng mặt vì lý do sức khỏe.

Chiều 18.7, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm vụ án sai phạm xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, 11 trung tâm đăng kiểm tại TP.HCM, và 3 trung tâm đăng kiểm tại Long An, Bến Tre, Sóc Trăng, tiếp tục thẩm tra lý lịch 254 bị cáo. Trong buổi sáng, chủ tọa đã thẩm tra xong 90 bị cáo.

Bị cáo Đặng Việt Hà (cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam) bị cáo buộc chịu trách nhiệm hành vi nhận hối lộ hơn 40,2 tỉ đồng, hưởng lợi hơn 8,5 tỉ đồng

Bị cáo Đặng Việt Hà (cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam) bị cáo buộc chịu trách nhiệm hành vi nhận hối lộ hơn 40,2 tỉ đồng, hưởng lợi hơn 8,5 tỉ đồng

Theo thư ký báo cáo, có 3/254 bị cáo có đơn xin xét xử vắng mặt vì lý do sức khỏe, gồm các bị cáo Trần Văn Thương (Giám đốc Công ty Lâm Hà Trúc - góp vốn tại Trung tâm Đăng kiểm 50-15D), Nguyễn Phương Nam (đăng kiểm viên - Phòng kiểm định xe cơ giới thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam) và Nguyễn Thị Ngọc Bích (lao động tự do).

Trong đó, bị cáo Trần Văn Thương bị đưa ra xét xử về tội "đưa hối lộ". Theo cáo buộc, bị cáo Thương đã cùng Nguyễn Trọng Vĩnh đưa hối lộ cho bị cáo Trần Kỳ Hình (cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam từ tháng 1.2014 đến tháng 7.2021) 2.000 USD để được kiểm chuẩn lần đầu tại Trung tâm Đăng kiểm 50-15D. Quá trình hoạt động Trung tâm Đăng kiểm 50-15D, bị cáo Thương không điều hành công ty mà giao mọi hoạt động cho Vĩnh, mỗi tháng Thương được Vĩnh đưa số tiền 10 triệu đồng, tổng cộng 180 triệu đồng.

Quá trình điều tra, bị cáo Thương đã nộp lại toàn bộ số tiền đưa hối lộ.

Bị cáo Nguyễn Phương Nam bị đưa ra xét xử về tội "nhận hối lộ". Theo cáo buộc, từ 1.3.2019 đến 30.9.2022, Nam thẩm định đạt 2.315 hồ sơ thiết kế cải tạo, nhận hối lộ hơn 4,6 tỉ đồng của 16 công ty, hưởng lợi hơn 1,6 tỉ đồng.

Bị cáo Nguyễn Thị Ngọc Bích bị đưa ra xét xử về tội "đưa hối lộ" và "sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức". Bích đã sử dụng 268 hồ sơ giả để đi nghiệm thu, và đưa hối lộ cho Nguyễn Trọng Vĩnh (Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 50-15D) 268 triệu đồng.

Các bị cáo tại TAND TP.HCM

Các bị cáo tại TAND TP.HCM

Đối với việc vắng mặt của 3 bị cáo, đại diện Viện KSND TP.HCM cho rằng, cả 3 bị cáo đang điều trị bệnh, có xác nhận của bệnh viện nên việc vắng mặt này là có lý do chính đáng. Tại cơ quan điều tra, các bị cáo đã có lời khai rõ ràng và các bị cáo có luật sư bảo vệ nên việc vắng mặt không ảnh hưởng đến quá trình xét xử. Viện kiểm sát đề nghị HĐXX chấp nhận đơn xin xét xử vắng mặt của 3 bị cáo này.

Phiên tòa trên dự kiến kéo dài 3 tháng, đến ngày 18.10. 254 bị cáo bị Viện KSND TP.HCM cáo buộc mặc dù là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực đăng kiểm chất lượng, an toàn kỹ thuật, an toàn lao động, bảo vệ môi trường đối với phương tiện, nhưng lãnh đạo cục, phòng đến các trung tâm cùng nhau thống nhất, chỉ đạo các đăng kiểm viên nhận tiền từ trung tâm, các chủ phương tiện, để bỏ qua lỗi.

Theo đó, bị cáo Trần Kỳ Hình (Cục trưởng Cục Đăng kiểm từ tháng 1.2014 đến tháng 7.2021) "nhận hối lộ" hơn 7,1 tỉ đồng của Phòng kiểm định xe cơ giới, Phòng tàu sông và 24 chi cục đăng kiểm; "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" trong việc duyệt cấp thông báo năng lực cho 63 hồ sơ cơ sở đóng tàu không đủ điều kiện theo quy định.

Bị cáo Trần Kỳ Hình (Cục trưởng Cục Đăng kiểm từ tháng 1.2014 đến tháng 7.2021) bị cáo buộc nhận hối lộ hơn 7,1 tỉ đồng

Bị cáo Trần Kỳ Hình (Cục trưởng Cục Đăng kiểm từ tháng 1.2014 đến tháng 7.2021) bị cáo buộc nhận hối lộ hơn 7,1 tỉ đồng

Bị cáo Đặng Việt Hà (cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, thay ông Hình sau khi ông này nghỉ hưu) "nhận hối lộ" hơn 8,5 tỉ đồng. Tuy nhiên, cáo trạng buộc ông Hà phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi "nhận hối lộ" với tổng số tiền hơn 40,2 tỉ đồng.

Bị cáo Nguyễn Vũ Hải (cựu Phó cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam phụ trách hoạt động của Phòng tàu sông) "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" trong việc cấp thông báo năng lực cho 15 hồ sơ cơ sở đóng tàu không đủ điều kiện theo quy định.

254 bị cáo bị xét xử về 11 tội danh là: đưa hối lộ; nhận hối lộ; môi giới hối lộ; giả mạo trong công tác; sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật; xâm phạm trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông, hoặc phương tiện điện tử của người khác; làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức; lừa đảo chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; tham ô tài sản.

Phiên tòa vẫn đang tiếp tục phần thẩm tra lý lịch các bị cáo.

Có thể bạn quan tâm

Công an công bố 21 trang web, 7 tài khoản ngân hàng trong đường dây lừa đảo Phó Đức Nam - Mr Pips

Công an công bố 21 trang web, 7 tài khoản ngân hàng trong đường dây lừa đảo Phó Đức Nam - Mr Pips

Công an TP Hà Nội thông tin về 21 trang web, 7 số tài khoản ngân hàng mà các đối tượng trong đường dây lừa đảo do Phó Đức Nam - Mr Pips cầm đầu sử dụng. Cơ quan điều tra đề nghị những người bị dụ dỗ đầu tư vào các tài khoản và trang web này liên hệ để phối hợp giải quyết.

Vụ phóng hỏa quán cà phê khiến 11 người tử vong: Nhiều thi thể bị cháy biến dạng

Vụ phóng hỏa quán cà phê khiến 11 người tử vong: Nhiều thi thể bị cháy biến dạng

Theo đại diện cơ quan chức năng, đến nay đã có 3 nạn nhân xác định được danh tính, nhiều người còn lại vẫn đang chờ kết quả khám nghiệm tử thi. Một nhân viên phụ trách nhà tang lễ cho hay, nhiều thi thể bị cháy biến dạng, cơ quan chức năng đang khám nghiệm để xác định thêm danh tính.

Chi tiết vụ án liên quan Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị

Chi tiết vụ án liên quan Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị

Liên quan đến vụ Tổng biên tập Tạp chí môi trường và Đô thị Việt Nam cùng đồng phạm bị bắt, ngày 18/12, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình cho biết, từ năm 2018 đến 2024, Tạp chí này đã ký kết gần 3.200 hợp đồng tài trợ và quảng cáo với các tổ chức, doanh nghiệp, tổng giá trị hơn 80 tỷ đồng.

Cảnh báo chiêu trò giả danh đài truyền hình để lừa đảo

Cảnh báo chiêu trò giả danh đài truyền hình để lừa đảo

Công an thành phố Hà Nội cho biết, thời gian qua, tội phạm lừa đảo trên không gian mạng ngày càng diễn biến phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn mới. Trong đó, có việc các đối tượng giả mạo chương trình của đài truyền hình lớn để lừa đảo tặng quà nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân.

Hiện trường vụ khai thác đá trái phép tại làng Tơ Dră, xã Bar Măih. Ảnh: L.N

Chư Sê gặp khó trong quản lý khoáng sản

(GLO)- Huyện Chư Sê có trữ lượng khoáng sản lớn, chủ yếu là than bùn và khoáng sản thông thường làm vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, những khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và một phần nằm trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp của người dân khiến công tác quản lý gặp không ít khó khăn.