Đặc sản làng Ia Nueng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Khi hàng loạt cây vú sữa ở làng Ia Nueng (xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vào mùa chín rộ, không khó để bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ Jrai mang từng gùi quả no tròn, căng bóng dạo bán khắp các ngả đường. Nhờ loại quả thơm ngon này, bà con có thêm nguồn thu nhập.
Ia Nueng là làng có số lượng cây vú sữa nhiều nhất xã Biển Hồ. Đây là loại cây quen thuộc với người dân vùng này từ nhiều chục năm nay. Anh Thiên-Trưởng thôn-cho biết: Vú sữa là trái cây “đặc sản” của làng. Gia đình nào cũng trồng 1-2 cây, có nhà 4-5 cây, ước tính trên địa bàn có khoảng hơn 300 cây vú sữa. “Cây phát triển tự nhiên, không mất công chăm bón, mình ăn quả rồi gieo hạt xuống, cây cứ thế sinh sôi, nảy nở. Thông thường vú sữa cho thu hoạch sau 4-5 năm, nếu là cây ghép thì chỉ cần khoảng 3 năm là cho quả”-anh Thiên nói.
  Người dân làng Ia Nueng bày bán vú sữa bên đường. Ảnh: V.T.C
Người dân làng Ia Nueng bày bán vú sữa bên đường. Ảnh: V.T.C

Chị Nguyễn Thị Cẩm Vân-cán bộ nông nghiệp xã Biển Hồ: Xã đang nghiên cứu, tìm hiểu về cây giống đảm bảo chất lượng giúp bà con triển khai trồng vú sữa trên quy mô lớn, rút ngắn thời gian sinh trưởng để nâng cao thu nhập.

Gùi vú sữa ra chợ bán, chị H'Nglanh chia sẻ: “Nhà mình có 2 cây vú sữa. Vú sữa tẻ có vỏ màu tím, cùi dày, vị ngọt đậm, còn vú sữa nếp vỏ màu xanh, vị ngọt béo, có mùi thơm nồng đặc trưng hơn. Mỗi cây vú sữa nhà mình cho thu nhập 6-7 triệu đồng/năm. Nhà mình đã trồng thêm 3 cây nữa, được gần 1 năm rồi”.
Bên cạnh hương vị đậm đà, ngọt ngon, giá cả phù hợp, vú sữa làng Ia Nueng còn thu hút người mua bởi đây là trái cây sạch. Mỗi lần có dịp đi ngang qua Biển Hồ vào mùa này, chị Nguyễn Thị Nhài (thôn Châu Giang, xã Hneng, huyện Đak Đoa) đều ghé mua vú sữa về ăn. Chị nói: “Vú sữa ở đây thơm ngon, có vị ngọt đặc trưng, khác hẳn vú sữa ở vùng khác. Đặc biệt, đây là trái cây sạch nên mình rất yên tâm”. Còn chị Nguyễn Thùy Dung (phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) thì năm nào đến mùa vú sữa cũng vào làng mua một tạ gửi về Thanh Hóa làm quà. “Bà con, họ hàng mình ngoài đó rất thích. Biết đây là trái cây sạch, nhiều người quen cũng gửi tiền nhờ mình mua giúp”-chị Dung cho hay.
Bên cạnh làng Ia Nueng, làng Phung có diện tích vú sữa lớn thứ 2 xã Biển Hồ. Hiện cả làng có hơn 50 cây vú sữa cổ thụ và gần trăm cây trồng mới. Anh Hên-Trưởng thôn Phung-cho biết: Vú sữa là trái cây đặc trưng của vùng này. Mùa thu hoạch tầm tháng 2-3 hàng năm. Vào mùa rộ, thương lái còn tới tận vườn tìm mua. Nhiều người dân cũng tự hái, gùi ra chợ bán với giá 20.000 đồng/kg, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân tộc thiểu số ở xã Biển Hồ.
VŨ THỊ CHI

Có thể bạn quan tâm

Sức sống mới ở làng tái định cư

Sức sống mới ở làng tái định cư

(GLO)- Sau gần 30 năm chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của người dân 5 làng tái định cư thuộc xã Đăk Trôi (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã thay đổi tích cực. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, từng bước xây dựng cuộc sống no đầy.
Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

(GLO)- Sáng 25-4, thầy giáo Vũ Văn Tùng-đại diện “Tủ bánh mì 0 đồng” phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Ia Pa tặng ngôi nhà cho gia đình em Nay H'Lại (lớp 6, Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó).
Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.