Đặc sản gà đen ở Ya Hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Quá trình di cư từ tỉnh Cao Bằng vào xã Ya Hội (huyện Đak Pơ, Gia Lai) lập nghiệp, đồng bào Mông đã đem theo giống gà đen của dân tộc để nuôi. Nhờ được nuôi dưỡng, chăm sóc cẩn thận nên giống gà quý sinh sôi, phát triển không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt gia đình mà còn bán ra thị trường.
Năm 1991, ông Đào Văn Dinh (làng Mông) đưa vợ con từ Cao Bằng vào Ya Hội lập nghiệp. Bên cạnh các đồ dùng cần thiết, ông mang theo 1 con gà mái và 8 con gà con. Nhờ thích nghi với điều kiện thời tiết và được chăm sóc kỹ nên đàn gà sống 100%. Ông Dinh cho hay: Từ đó đến nay, gia đình tôi luôn duy trì đàn gà trên 30 con. Khoảng 3 năm gần đây, ngoài nuôi tại nhà, gia đình tôi mang vào trại cách khu dân cư chừng 5 km để nuôi.
 Gà đen được người Mông ở xã Ya Hội (huyện Đak Pơ)nuôi đem lại lợi ích kinh tế cao. Ảnh: N.M
Gà đen được người Mông ở xã Ya Hội (huyện Đak Pơ)nuôi đem lại lợi ích kinh tế cao. Ảnh: N.M
Theo ông Dinh, gà đen thích sống trong môi trường tự nhiên. Do đó, khi đưa vào rẫy, đàn gà thích ứng và sinh sản, phát triển tốt. Vốn có sức đề kháng cao cộng với sống trong môi trường trong lành và ăn thức ăn hoàn toàn có trong tự nhiên như rau, cỏ, côn trùng… nên đàn gà ít khi bị bệnh. “Nuôi gà đen không khó, không mất thời gian và công chăm sóc. Ngày cho gà ăn 2 lần, thức ăn là bắp hoặc lúa. Phần lớn thời gian trong ngày đàn gà tản mát đi kiếm mồi, tối về chuồng đậu. Chuồng trại cũng không quá cầu kỳ, chỉ cần vây lưới hoặc thưng gỗ tạp xung quanh, trên thì lợp rơm, cỏ tranh; bên trong tận dụng những cây tre, cây gỗ làm nơi cho gà leo đậu… Gà trưởng thành cân nặng khoảng 3 kg, gà trống thiến có con nặng trên 4 kg. Gà mái sinh sản 3 lần/năm, mỗi lần đẻ 15-17 quả trứng. Đặc điểm của gà đen là chân chì, da, mặt, mào đen; lông có 3 màu: trắng, đen và hoa mơ”-ông Dinh chia sẻ.  
Gia đình ông Đào Văn Pình cũng có đàn gà đen trên 30 con. Đàn gà được ông Pình nuôi ở trong trại, tách biệt khu dân cư. Ông cho biết: Có thời điểm đàn gà lên tới 50 con. Vài năm gần đây, khi biết được giá trị của giống gà đen, nhiều thương lái tìm đến hỏi mua, giá bán bình quân 120 ngàn đồng/kg, gà trống thiến có giá 130-150 ngàn đồng/kg. Năm 2019, vừa bán gà giống, gà thịt, gia đình tôi thu hơn 7 triệu đồng. Nhờ có số tiền này mà việc chi tiêu trong gia đình vơi bớt khó khăn. Ông Pình cho biết thêm, gà đen là giống quý nên thường được dùng vào các dịp lễ, Tết và tẩm bổ cho người ốm; gà hầm với thuốc bắc, tiềm với sâm để bồi bổ sức khỏe... 
Trưởng thôn Đinh Lý Kim Tuyến cho hay: Hiện trong làng có 8 gia đình nuôi gà đen với khoảng 100 con, phần lớn người dân mang gà vào rẫy, trang trại chăn thả. Chúng tôi thường xuyên vận động người dân chú ý cách chăm sóc, chủ động phòng dịch cho đàn gà, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, thường xuyên vệ sinh chuồng trại, phun thuốc tiêu độc khử trùng nơi nuôi nhốt; cho gà ăn đủ chất để tăng sức đề kháng cho đàn gà… “Nhờ có ý thức bảo vệ, duy trì việc chăn nuôi mà giống gà đen truyền thống ngày càng sinh sôi phát triển và nhân rộng. Mong ngành chức năng quan tâm, hỗ trợ tập huấn kỹ thuật nuôi gà cho người dân, để việc nhân rộng phát triển đàn gà đen đạt hiệu quả”-ông Tuyến chia sẻ.
Trao đổi với P.V, ông Lý Nguyên Hùng-Phó Bí thư Đảng ủy xã Ya Hội-cho biết: “Gà đen là giống gà quý của người Mông, được người dân đưa từ tỉnh Cao Bằng vào Ya Hội nuôi từ năm 1991, thường phục vụ nhu cầu trong gia đình và sử dụng trong việc cúng tế. Ưu điểm của giống gà này là thịt thơm ngon, bổ dưỡng, được thị trường ưa chuộng. Giống gà đen thích nghi với điều kiện khí hậu địa phương và có giá trị kinh tế cao. Do đó, thời gian tới, chúng tôi tiếp tục vận động và khuyến khích người dân mở rộng đàn, góp phần giúp bà con nâng cao thu nhập”. 
NGỌC MINH

Có thể bạn quan tâm

“Gạo Phú Thiện” khẳng định thương hiệu từ mô hình hợp tác xã kiểu mới

“Gạo Phú Thiện” khẳng định thương hiệu từ mô hình hợp tác xã kiểu mới

(GLO)- Với hướng đi đúng đắn cùng sự đồng thuận của người dân và hỗ trợ từ chính quyền địa phương, Hợp tác xã Nông nghiệp Chư A Thai (xã Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đã tiên phong xây dựng cánh đồng lúa lớn một giống, tạo nền tảng vững chắc để hình thành thương hiệu “Gạo Phú Thiện”.

Siết chặt kiểm soát vận chuyển động vật

Siết chặt kiểm soát vận chuyển động vật

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của dịch tả heo châu Phi tại nhiều tỉnh, đặc biệt là các địa phương giáp ranh, tỉnh Gia Lai đã nhanh chóng triển khai 4 chốt kiểm soát dịch bệnh động vật liên ngành tại các cửa ngõ trọng yếu.

Dự án FLC Hilltop Gia Lai tại phường Diên Hồng

Gỡ vướng, đẩy nhanh tiến độ dự án khách sạn, nhà phố FLC Hilltop

(GLO)- Dự án Tổ hợp khách sạn, thương mại và nhà phố thương mại FLC Hilltop Gia Lai do Tập đoàn FLC đầu tư dở dang tại phường Diên Hồng (trước đây là phường Ia Kring, TP. Pleiku) đang được UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo các sở, ngành, địa phương liên quan tháo gỡ vướng mắc để sớm đưa vào khai thác.

Xuất khẩu rau quả phục hồi, hướng đến mục tiêu 8 tỷ USD năm 2025

Xuất khẩu rau quả phục hồi, hướng đến mục tiêu 8 tỷ USD năm 2025

(GLO)-Sau giai đoạn sụt giảm đầu năm, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đang phục hồi rõ nét, với kim ngạch sau 7 tháng năm 2025 ước đạt hơn 3,83 tỷ USD. Đây là kết quả của sự phục hồi mạnh mẽ từ mặt hàng sầu riêng và đà tăng trưởng từ các loại trái cây chủ lực, như: dừa, xoài chế biến, chanh leo.

Dốc sức hoàn thành dự toán thu thuế nội địa

Dốc sức hoàn thành dự toán thu thuế nội địa

(GLO)- Dự toán thu nội địa chiếm đến 94% tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Việc hoàn thành mục tiêu này không chỉ đảm bảo chi cho đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, mà còn tạo nguồn lực vững chắc cho những năm tiếp theo.

Chủ động phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng

Chủ động phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng

(GLO)- Thời tiết diễn biến thất thường những ngày qua tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh, gây hại cây trồng. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai) hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng.

null