Đà Lạt: Giá 2 triệu đồng một quả bí “khủng”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ông Lê Hữu Phan (50 tuổi), ngụ đường Hồ Xuân Hương, TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) vừa bán 8 quả bí ngô cho Khu Du lịch Đầm Sen TP. Hồ Chí Minh với giá mỗi quả 2 triệu đồng.

Dẫn chúng tôi ra vườn, ông Phan hớn hở chia sẻ, sang vụ tới sẽ mở rộng quy mô trồng bí. Tuy mới cho thu hoạch được hai vụ nhưng hiệu quả kinh tế từ những quả bí này đem lại đã dần hiện hữu. Vụ bí này, nhờ rút được kinh nghiệm chăm sóc từ vụ trước mà mỗi gốc ông Phan cho thu về với số quả nhiều và đều hơn. Hàng chục quả bí ngô khổng lồ được gia chủ vừa thu hoạch đặt nằm lăn lóc trên sàn, chờ thương lái đến lấy. Nhìn những quả bí ngô “khủng”, màu đỏ tươi, đẹp mắt, lạ lẫm, ai cũng phải ngỡ ngàng vì lần đầu tiên được “mắt thấy tai nghe”.   
 

Bí ngô “khủng” mà gia đình ông Phan vừa thu hoạch. Ảnh: Ngô Khắc Lịch
Bí ngô “khủng” mà gia đình ông Phan vừa thu hoạch. Ảnh: Ngô Khắc Lịch

Năm 2011, ông Lê Hữu Phan nhờ người bạn thân đang định cư ở Mỹ gửi về cho 100 hạt bí ngô để trồng thử nghiệm. Dù vậy, khi đã có giống trong tay, ông cũng không hy vọng nhiều về hiệu quả kinh tế đem lại bởi thổ nhưỡng, khí hậu hai bên quá khác nhau. Đúng như dự đoán ban đầu, sau khi gieo hạt, ươm mầm, quá nửa số giống không nảy mầm, phần còn lại mọc cây nhưng chết yểu, chỉ còn hơn chục gốc sống sót.

Cho đến nay, gia đình ông Lê Hữu Phan đã bước sang thu hoạch vụ bí ngô thứ 2. Quả lớn nhất nặng tới 80 kg, nhỏ nhất là 30 kg. So với vụ đầu, số lượng quả trên một gốc đậu nhiều hơn. Có được điều này là ngoài việc thay đổi kỹ thuật chăm bón, khi bí ra hoa thay vì được các loại côn trung thụ phấn theo cách tự nhiên thì ông Phan đã dùng tay thụ phấn cho bí, nhờ đó mà tỷ lệ hoa kết quả đạt tới trên 60%.

Niềm vui được nhân đôi khi sản phẩm vừa thu hoạch, Khu Du lịch Đầm Sen TP. Hồ Chí Minh đã tới đặt mua 8 quả với giá 16 triệu đồng. Nhiều cuộc điện thoại của khách hàng từ các tỉnh miền Tây gọi tới ông Phan đặt mua từ một đến 2 quả về làm giống trồng thử lại càng khích lệ vị nông dân này quyết tâm mở rộng quy mô cho những vụ bí tiếp theo.

Trước lúc chúng tôi ra về, ông Phan quả quyết: “Vụ sau các chú tới thăm chắc chắn vườn bí ngô của gia đình sẽ mở rộng diện tích lớn hơn”.

Ngô Khắc Lịch

Có thể bạn quan tâm

Rong ruổi theo cánh ong bay

Rong ruổi theo cánh ong bay

(GLO)- Cuộc sống của những người nuôi ong mật ở phía Tây tỉnh Gia Lai quanh năm rong ruổi theo cánh ong bay. Họ di chuyển đàn ong khắp núi rừng theo mùa hoa từ Tây Nguyên ra tận miền Bắc để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho ong làm mật.

Cảng Quy Nhơn chuyển mình theo hướng cảng xanh

Cảng Quy Nhơn chuyển mình theo hướng cảng xanh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 710/QĐ-CHHVN ngày 2-6-2021 của Cục Hàng hải Việt Nam về kế hoạch triển khai Đề án phát triển cảng xanh tại Việt Nam, Cảng Quy Nhơn là một trong những đơn vị tiên phong từng bước hiện thực hóa mô hình cảng xanh-cảng bền vững.

Cảng Quy Nhơn xưa, nay & mai này

Cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng

(GLO)- Với việc hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai (cũ) với Bình Định thành tỉnh Gia Lai, kinh tế biển sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và là ngành mũi nhọn của địa phương. Và, cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng trong khu vực.

Đồng chí Lâm Hải Giang đã tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho UBND và các đơn vị của xã Ia Hrung. Ảnh: Hà Duy

Xã Ia Hrung tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư

(GLO)- Tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang triển khai trên địa bàn xã là một trong những chỉ đạo quan trọng của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Lâm Hải Giang tại buổi làm việc với Đảng uỷ, chính quyền xã Ia Hrung vào chiều 11-7.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

null