Công ty Thủy điện An Khê-Ka Nak: Nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh (SXKD), Công ty Thủy điện An Khê-Ka Nak tập trung đổi mới, sáng tạo trong việc tổ chức quản lý tài chính, ứng dụng chuyển đổi công nghệ và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Nâng cao hiệu quả công tác tài chính-kế toán

Trước bối cảnh mới với tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc phát triển kinh tế đứng trước những cơ hội lớn và đi cùng là những thách thức không nhỏ. Là đơn vị hạch toán phụ thuộc của Tổng Công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2), những năm qua, Thủy điện An Khê-Ka Nak đã không ngừng đổi mới, nâng cao năng lực quản lý, sử dụng nhiều giải pháp trong việc tổ chức công tác kế toán và quản lý tài chính, nhất là ứng dụng mạnh mẽ chuyển đổi số trong hoạt động.

Công ty Thủy điện An Khê-Ka Nak đẩy mạnh kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính-kế toán. Ảnh: Minh Hoài

Công ty Thủy điện An Khê-Ka Nak đẩy mạnh kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính-kế toán. Ảnh: Minh Hoài

Công ty đã triển khai và sử dụng phần mềm hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) với 17 phân hệ về quản lý tài chính, thuế, kế toán, tiền lương, vật tư, hợp đồng... Đồng thời, ERP được tích hợp, liên kết với nhiều phần mềm dùng chung của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) như: IMIS, PMIS, HRMS... ERP sử dụng một hệ thống thông tin khổng lồ. Các cơ sở dữ liệu đang được tập trung ở cấp tổng công ty và được hợp nhất các cơ sở dữ liệu trong Tập đoàn, một trong những phần mềm quản lý hiện đại nhất thế giới hiện nay. Phần mềm giúp tối ưu hóa hiệu quả làm việc, là công cụ hỗ trợ thực hiện chuyển đổi số nhanh chóng, bắt đầu bằng việc chuẩn hóa số liệu, thống nhất quy trình làm việc và số hóa thông tin. ERP tạo ra cách thức lưu trữ, phân tích dữ liệu thông minh và hệ thống dữ liệu minh bạch, đồng bộ.

Nhờ vậy mà nhà quản trị có thể đưa ra những quyết định quan trọng, kịp thời, chính xác và hiệu quả. Bên cạnh đó, Công ty đã và đang ứng dụng một số công cụ hỗ trợ khác như Báo cáo quản trị (BI), Quản lý kho vật tư thiết bị bằng công nghệ QR Code dùng chung trong EVNGENCO2; qua đó góp phần nâng cao hiệu quả, năng suất làm việc trong công tác tài chính-kế toán của Công ty.

Việc ứng dụng chuyển đổi số giúp Công ty thực hiện tốt chức năng tổ chức công tác kế toán thông qua việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính, thực hiện chế độ báo cáo tài chính, phân tích và đánh giá hiệu quả việc sử dụng các nguồn vốn, giúp lãnh đạo Công ty có cơ sở tin cậy để xây dựng chiến lược, kế hoạch chi phí SXKD, nâng cao năng lực quản lý, ra quyết định kịp thời, chính xác trong điều hành hoạt động SXKD của Công ty.

Công ty đặc biệt chú trọng an toàn, bảo mật thông tin, tránh các nguy cơ, rủi ro bị mất cắp các dữ liệu, thông tin. Đơn vị tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang-thiết bị, hệ thống công nghệ thông tin, an ninh mạng, đảm bảo tính bảo mật cao trong lĩnh vực tài chính-kế toán. Đồng thời để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao, thích ứng được với công nghệ mới trong quá trình chuyển đổi số, Công ty đã và đang tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nguồn nhân lực tài chính-kế toán.

Cùng với những kiến thức chuyên môn sâu về nghiệp vụ tài chính-kế toán, cán bộ, công nhân viên còn được đào tạo thêm các kỹ năng và kiến thức về luật pháp, công nghệ thông tin, truyền thông và quản lý. Đây là yếu tố quan trọng, là nền tảng đem đến thành công cho quá trình chuyển đổi số tại Công ty. Công ty cũng đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra, giám sát trong hoạt động kế toán tài chính, đảm bảo tính tuân thủ, sự trung thực và chính xác của số liệu kế toán. Chuyển đổi số giúp cho hoạt động này trở nên nhanh chóng, dễ dàng, hạn chế sai sót trong công tác chuyên môn.

Hướng đến mục tiêu doanh nghiệp số, Công ty tận dụng tối đa sức mạnh của công nghệ số, dữ liệu số, trong đó có lĩnh vực tài chính-kế toán nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động, đổi mới sáng tạo, tối ưu hóa chi phí, tăng năng suất lao động. Công ty tiếp tục sắp xếp, bố trí lao động hợp lý, áp dụng có hiệu quả các hệ thống quản lý chất lượng và các công cụ quản trị; có chế độ khen thưởng kịp thời cho các tập thể, cá nhân có sáng kiến cải tiến sản xuất, ý tưởng cải cách hành chính, giải pháp công tác mang lại hiệu quả cho hoạt động SXKD.

Hiện nay, năng lực quản lý, hoạt động tài chính-kế toán của Công ty đã được nâng cao rõ rệt, tối ưu hóa chi phí trong mọi lĩnh vực như công tác quản lý chi phí O&M, hàng tồn kho, tài sản cố định, công nợ, không có các khoản nợ phải thu quá hạn cần xử lý, thanh lý 100% đối với vật tư thiết bị, tài sản cố định hư hỏng, kém, mất phẩm chất, không có nhu cầu sử dụng; sử dụng triệt để các vật tư thiết bị còn tồn trong kho nhằm giảm thiểu tối đa hàng tồn kho; chủ động lập kế hoạch mua sắm vật tư thiết bị, tài sản cố định… góp phần quan trọng vào việc đẩy mạnh thực thi chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của EVNGENCO2, cũng là chủ đề năm 2023 trong toàn ngành điện.

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Công ty Thủy điện An Khê-Ka Nak đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả chủ đề năm 2023 của EVN và EVNGENCO 2 về “Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”, nâng cao hiệu quả SXKD, tăng năng suất lao động.

Trên cơ sở đó, toàn thể lãnh đạo và cán bộ, công nhân viên Công ty đã và đang quyết tâm cao độ, đẩy mạnh thi đua trong lao động, SXKD; chú trọng đổi mới, tăng cường kiểm tra, giám sát độ tin cậy, độ khả dụng của các tổ máy, đảm bảo vận hành các nhà máy đáp ứng yêu cầu của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia. Trong đó, Công ty chú trọng mực nước hồ chứa, điều tiết nguồn nước hợp lý, phấn đấu đạt hoặc vượt sản lượng điện EVNGENCO2 giao là 701,27 triệu kWh.

Công ty Thủy điện An Khê-Ka Nak đẩy mạnh toàn diện công cuộc chuyển đổi số. Ảnh: Minh Hoài

Công ty Thủy điện An Khê-Ka Nak đẩy mạnh toàn diện công cuộc chuyển đổi số. Ảnh: Minh Hoài

Thủy điện An Khê-Ka Nak sẽ nỗ lực thực hiện tốt các chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuật; tích cực phát triển phong trào sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất; tăng cường công tác quản lý kỹ thuật, thường xuyên kiểm tra, theo dõi tốt các hệ thống thiết bị, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa các sự cố, đảm bảo công tác vận hành an toàn, liên tục, tin cậy, năng suất cao.

Song song với đó, Công ty tăng cường quản lý, vận hành hiệu quả 2 Nhà máy Thủy điện An Khê và Ka Nak, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu huy động công suất và đúng phương thức vận hành của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia; thường xuyên cập nhật, nắm bắt tình hình thủy văn, lượng nước về hồ, theo dõi biểu đồ trên hệ thống và bám sát diễn biến thị trường điện, có chiến lược chào giá phù hợp, đạt sản lượng cao nhất và doanh thu cao nhất.

Trong công tác sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên, ngay từ đầu năm, Công ty đã xây dựng kế hoạch cụ thể, tiến hành lập các phương án kỹ thuật và chuẩn bị sẵn sàng vật tư thiết bị, nhân sự, triển khai hiệu quả, đáp ứng tiến độ được giao. Công ty từng bước tối ưu hóa công tác tài chính; bố trí, sắp xếp lao động hợp lý, triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho cán bộ, công nhân viên.

Trên cơ sở kết quả đạt được, Công ty tiếp tục triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số theo đề án đã được phê duyệt trong giai đoạn 2023-2025, ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ, công nghệ kỹ thuật số vào hoạt động SXKD, hướng tới mục tiêu đổi mới sáng tạo, gia tăng hiệu quả mọi hoạt động, tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả hoạt động SXKD, hiện thực hóa mục tiêu trở thành doanh nghiệp số vào năm 2025.

Có thể bạn quan tâm

Trung tâm huyện Đức Cơ nhìn từ trên cao. Ảnh: Vĩnh Hoàng

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý; nghiên cứu và lập các dự án đầu tư trồng rừng đối với diện tích đất rừng khộp chưa có rừng...

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về khắc phục sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang)

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về bố trí kinh phí để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang); đầu tư trạm bơm để phục vụ sản xuất tại cánh đồng thôn Đoàn Kết (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện); 

Ảnh: Hùng Hoa Lư

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo trước Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn trước Quảng trường Đại Đoàn Kết; phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nước tràn qua đường tại Ngã ba Di tích Quốc gia chiến thắng Plei Me trên tỉnh lộ 665. 

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP.Pleiku

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku do Hội LHPN tỉnh quản lý đang xuống cấp, lãng phí; cải tạo hồ nước trước Bảo tàng tỉnh để trồng sen; cơ chế cho thuê rừng trồng dược liệu...

Theo vợ chồng ông Nguyễn Hồng Sinh, trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình ông được cấp năm 2005, đường hẻm rộng 7 m tiếp giáp với thửa đất của bà Nguyễn Thị Duyên. Ảnh: T.D

Cần giải quyết thỏa đáng khiếu nại liên quan đến đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng

(GLO)- Từ năm 2020 đến nay, một số hộ dân ở tổ 2 (phường Yên Thế, TP. Pleiku) đã nhiều lần kiến nghị vì cho rằng cơ quan chuyên môn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) chồng lên đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng gây ảnh hưởng đến việc đi lại và mất mỹ quan đô thị.