Công Phượng về nước làm visa chờ sang Pháp thi đấu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau khi chia tay Incheon United và kết thúc King’s Cup 2019, Công Phượng đã về nước ngày 9/6. Tiền đạo gốc Nghệ An đang hoàn tất thủ tục visa để sang Pháp thử việc tại CLB Paris FC.
 

Trước khi diễn ra King’s Cup, Công Phượng đã bất ngờ chủ động xin thanh lý sớm hợp đồng với đội bóng chủ quản Incheon United của Hàn Quốc. Chuyển sang khoác áo đội bóng có biệt danh là “Inter Milan” xứ kim chi từ đầu mùa giải, nhưng Công Phượng đã không thể hiện được quá nhiều điều bởi phần lớn thời gian phải ngồi trên băng ghế dự bị.

 
 Công Phượng sau khi kết thúc King's Cup 2019 đã về nước và chờ sang Pháp thử việc
Công Phượng sau khi kết thúc King's Cup 2019 đã về nước và chờ sang Pháp thử việc


Trong thời gian thi đấu cho Incheon United, Công Phượng đã trải qua ba đời HLV và anh gặp vấn đề về việc thích ứng với các sơ đồ chiến thuật khác nhau.

Mặc dù vậy, Công Phượng vẫn được HLV Park Hang Seo đặt niềm tin và có một giải đấu King’s Cup 2019 tương đối thành công cùng đội tuyển Việt Nam. Kết thúc giải đấu ở Thái Lan, Công Phượng cũng về nước ngày 9/6..

Hiện tại, Công Phượng đang hoàn tất các thủ tục xin phép cấp visa để sang Pháp thử việc, trước đó anh cũng đã được người thầy Guillaume Greachen giới thiệu cho một CLB tại giải hạng Nhì.

Đội bóng mà Công Phượng sẽ sang thử việc là Paris FC, CLB từng cán đích ở vị trí thứ tư tại giải hạng nhì Pháp ở mùa giải trước và cũng là “láng giềng” với đội bóng số 1 nước Pháp Paris Saint Geriman của các ngôi sao như Cavani, Neymar, Mbappe, Di Maria,…

Công Phượng sẽ có khoảng một tháng để thử việc tại đội bóng nước Pháp trước khi được Paris FC cân nhắc việc ký hợp đồng. Cầu thủ sinh năm 1995 sẽ là cầu thủ Việt Nam đầu tiên chơi bóng tại Pháp, qua đó mở ra nhiều cơ hội hơn cho những cầu thủ khác.

Thùy Anh (dantri)

Có thể bạn quan tâm

Sôi động mùa hè võ thuật nơi cao nguyên

Sôi động mùa hè võ thuật trên cao nguyên

(GLO)- Trong kỳ nghỉ hè năm nay, nhiều học sinh ở khu vực vùng cao tỉnh Gia Lai lựa chọn tham gia các lớp học võ thuật nhằm rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể chất. Các lớp học võ còn là môi trường để phát hiện, bồi dưỡng những tài năng trẻ, góp phần phát triển phong trào võ thuật địa phương.

Gìn giữ và phát huy thể thao truyền thống

Gìn giữ và phát huy thể thao truyền thống

(GLO)- Những năm qua, các hoạt động thể thao truyền thống nhận được sự quan tâm, đầu tư tổ chức từ chính quyền địa phương và ngành chức năng. Người dân cũng tích cực duy trì việc tập luyện và thi đấu, góp phần nâng cao sức khỏe, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số.

Ông Võ Ngọc Lương bên những thành tích bản thân đã đạt được. Ảnh: R.H

“Truyền lửa” đam mê Karate cho thế hệ trẻ

(GLO)- Tại Gia Lai, Ông Võ Ngọc Lương và thầy R’Ô Thanh đã trở thành những nhân tố tích cực trong việc lan tỏa và phát triển phong trào Karate tại địa phương. Bằng tâm huyết và sự kiên trì, họ không chỉ giành được thành tích đáng tự hào mà còn góp phần “truyền lửa” đam mê Karate cho thế hệ trẻ.

 Ia Dom: “Chiếc nôi” của môn bắn nỏ

Ia Dom: “Chiếc nôi” của môn bắn nỏ

(GLO)- Với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) xã Ia Dom (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), bắn nỏ là môn thể thao yêu thích. Những năm qua, xã có nhiều vận động viên đạt thành tích cao tại các hội thi và trở thành “chiếc nôi” của môn bắn nỏ.

Anh Lok hướng dẫn con gái út cách ngắm bắn nỏ sao cho chính xác nhất. Ảnh: Vũ Chi

Gia đình “cung thủ” ở Ayun Pa

(GLO)- Bà con ở tổ 9, phường Đoàn Kết (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) gọi gia đình anh Ksor Lok bằng cái tên trìu mến là “gia đình cung thủ” vì giành nhiều huy chương môn bắn nỏ tại giải thể thao các cấp. Các con của anh đều sử dụng nỏ thành thạo. Anh cũng là người chế tác nỏ nổi tiếng trong vùng.

null