Cơ hội để sản phẩm của Gia Lai vào thị trường Nhật Bản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Vượt qua những tiêu chuẩn khắt khe, một số sản phẩm đặc trưng của Gia Lai chuẩn bị vào thị trường Nhật Bản dưới dạng sản phẩm hoàn thiện chất lượng cao.

Những kết quả bước đầu

Kể từ chương trình “Gặp gỡ Gia Lai-Nhật Bản 2022” được tổ chức tại TP. Pleiku vào tháng 5-2022, việc kết nối đa chiều được Trung tâm Giao lưu Nhật-Việt và các sở, ngành của tỉnh đẩy mạnh xúc tiến, đạt được những kết quả khả quan. Hiện đã có doanh nghiệp của Nhật Bản tiến hành thương thảo để ký kết hợp tác nhập hàng của một số doanh nghiệp, hợp tác xã của Gia Lai như: Vĩnh Hiệp, BaKa, Tam Ba, Hải Bình, Phương Di Bee…

Tháng 2-2025, Công ty NK HOLDINGS Co.,Ltd phối hợp với Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch ASEAN tại Nhật Bản tổ chức hội thảo nông sản Việt Nam tại Nhật Bản. Thông qua hội thảo, các sản phẩm tiêu biểu của Gia Lai đã tiếp cận được thị trường Nhật Bản và bước đầu đã có sự hợp tác giữa 2 bên.

doan-cong-tac-cua-nhat-ban-lam-viec-voi-so-cong-thuong-vao-ngay-19-3-vua-qua-de-trao-doi-ve-cac-ke-hoach-xuc-tien-thuong-mai-anh-vt.jpg
Đoàn công tác của Nhật Bản làm việc với Sở Công thương để trao đổi về các kế hoạch xúc tiến thương mại. Ảnh: V.T

Bà Trần Thị Hoàng Anh-Giám đốc Hợp tác xã Mật ong Phương Di Bee (xã Ia Kênh, TP. Pleiku) cho hay: “Sau khi gửi mẫu sang Nhật Bản, đối tác đánh giá cao chất lượng sản phẩm mật ong nguyên chất và đồng ý về giá. Tuy nhiên, họ yêu cầu cần đa dạng quy cách đóng gói, mẫu mã bao bì, thay vì đóng dung tích 500-1.000 ml như hiện tại thì cần các mẫu dung tích nhỏ hơn, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng”.

Theo bà Hoàng Anh, từ trước đến nay, mật ong của Gia Lai chỉ xuất thô nên giá trị mang lại không cao. Nếu xuất khẩu trực tiếp dưới dạng thương hiệu thì giá trị cao gấp 4-5 lần so với bán thô. Việc đàm phán, thương thảo thành công để xuất khẩu mật ong sang Nhật Bản đã mở ra cơ hội về thị trường mới cho sản phẩm mật ong của Gia Lai.

Trao đổi với P.V, bà Hagiwara Kristina-Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty NK HOLDINGS Co.,Ltd (Nhật Bản) cho biết: “NK HOLDINGS là công ty chuyên xuất nhập khẩu nông sản cho thị trường Nhật Bản, châu Âu và một số thị trường châu Á như Singapore, Malaysia... Qua quá trình làm việc với Gia Lai từ tháng 11-2024 đến nay, tôi nhận thấy Gia Lai có vùng nguyên liệu sản xuất theo các tiêu chuẩn khá lớn và nhiều nhà máy chế biến lớn với các sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào Nhật Bản cũng như một số thị trường khác.

Chuyến đi đến Gia Lai lần này (từ ngày 18 đến 20-3) là để khảo sát thị trường và hỗ trợ các doanh nghiệp ở Gia Lai quảng bá sản phẩm. Trước đó, ngày 21-2, Công ty phối hợp với một số đơn vị ở Nhật Bản hỗ trợ doanh nghiệp Gia Lai tham gia một sự kiện tại Tokyo. Thật bất ngờ là toàn bộ sản phẩm của Gia Lai như: L’amant Café, Cà phê BaKa, Hạt điều Hải Bình Gia Lai, Mật ong Phương Di đều được đánh giá rất tốt và đủ tiêu chuẩn vào thị trường Nhật Bản dưới dạng sản phẩm hoàn thiện chất lượng cao”.

Hỗ trợ đưa sản phẩm đến thị trường Nhật Bản

Tại buổi làm việc với Sở Công thương mới đây, ông Shiratori Sho-Giám đốc Trung tâm Giao lưu Nhật-Việt-cho biết: Để đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho các sản phẩm của Gia Lai, chúng tôi đưa một số doanh nghiệp đi khảo sát vùng trồng, tìm hiểu tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.

Chúng tôi rất mong nhận được sự hợp tác, đồng hành giữa các sở, ngành trong triển khai hoạt động đầu tư, thương mại. Qua chương trình làm việc, chúng tôi nhận thấy tiềm năng phát triển các mặt hàng nông sản qua chế biến của Gia Lai là rất lớn. Để hỗ trợ thúc đẩy xúc tiến thương mại, dự kiến trong tháng 6-2025, Trung tâm sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất tổ chức một chương trình xúc tiến thương mại vào Nhật Bản tại Gia Lai”.

Ngoài việc khảo sát, tìm hiểu nguồn nguyên liệu, nhà máy sản xuất, trong chuyến đi này, các doanh nghiệp Nhật Bản cũng đã lấy một số mẫu sản phẩm của các nhà sản xuất ở Gia Lai như: hồ tiêu An Thắng, trái cây sấy Hưng Nguyên… Đồng thời, đoàn cũng đã làm việc với các doanh nghiệp, hợp tác xã để hướng dẫn các quy chuẩn, tiêu chuẩn của nhà nhập khẩu Nhật Bản.

ca-phe-la-mat-hang-xuat-khau-chu-luc-cua-tinh-anh-vt.jpg
Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh. Ảnh: V.T

Ông Phạm Văn Binh-Giám đốc Sở Công thương-cho biết: Theo ghi nhận từ phía Trung tâm Giao lưu Nhật-Việt, các sản phẩm của Gia Lai được đối tác Nhật đánh giá cao. Khi tiếp cận trực tiếp các sản phẩm này, họ đã thay đổi suy nghĩ về nông sản của Gia Lai. Nhật Bản là thị trường cực kỳ khó tính với các tiêu chuẩn khắt khe, đòi hỏi rất cao. Một khi có doanh nghiệp chọn phân phối độc quyền sản phẩm của Gia Lai tại thị trường Nhật thì có nghĩa rằng họ chú trọng vào chất lượng.

“Tại buổi làm việc với Sở Công thương, đoàn công tác của Nhật Bản cũng trao đổi về kế hoạch phát triển vành đai nông sản Việt Nam-Lào-Campuchia; trong đó, Gia Lai là trung tâm sản xuất chính để cung ứng nguồn nông sản chất lượng cao cho thị trường Nhật Bản dưới dạng sản phẩm cuối cùng.

Đây là tín hiệu tích cực và là động lực để các doanh nghiệp hướng đến thị trường này. Vì vậy, trước hết, người sản xuất phải thay đổi tư duy canh tác, ứng dụng khoa học công nghệ, sản xuất theo các quy trình tiêu chuẩn chất lượng, đồng thời tạo nguồn hàng có sản lượng lớn đáp ứng các đơn hàng.

Bên cạnh đó, các nhà sản xuất cũng cần đa dạng mẫu mã bao bì, quy cách đóng gói sản phẩm theo khối lượng, dung tích khác nhau, đáp ứng cho các chuỗi bán lẻ, đơn vị kinh doanh nhà hàng, khách sạn tại Nhật Bản. Nếu các sản phẩm nông nghiệp chế biến của chúng ta thâm nhập được thị trường Nhật Bản thì sẽ dễ đến được nhiều thị trường khác trên thế giới”-Giám đốc Sở Công thương nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Các thương hiệu cà phê của Gia Lai được trưng bày, giới thiệu tại nhiều điểm bán hàng OCOP. Ảnh: V.T

Xây dựng thương hiệu: Đòn bẩy để nông sản vươn xa

(GLO)- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một bước quan trọng trong phát triển bền vững và là đòn bẩy để nông sản vươn xa. Sự thành công trong xây dựng thương hiệu không chỉ giúp tăng giá trị cho sản phẩm mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp trong tương lai.

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Nhờ chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai có những chuyển biến tích cực khi không để xảy ra cháy rừng và xuất hiện điểm “nóng” hay những vụ việc nổi cộm.

Hồ nuôi cá của gia đình ông Phan Đình Đại (thôn 5, xã Ia Tô). Ảnh: N.H

Ia Grai phát triển nghề nuôi cá nước ngọt

(GLO)- Tận dụng nguồn nước mặt dồi dào từ lòng hồ thủy điện, hồ thủy lợi và sông suối, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nuôi cá nước ngọt để tăng thêm thu nhập cho gia đình.

đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh Hà Duy

Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ

(GLO)- Chiều 26-3, đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn làm việc với Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng; khảo sát núi Chư Nâm và thăm cán bộ cùng người dân làng Xóa (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh).

Hồ Ku Tong (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) đã gần cạn kiệt nguồn nước. Ảnh: Q.T

Gồng mình ứng phó với nắng hạn

(GLO)- Dưới tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt và nắng nóng kéo dài trong nhiều tháng qua khiến mực nước tại các sông, suối, ao, hồ, đập dâng trong tỉnh Gia Lai giảm mạnh, nguy cơ xảy ra hạn hán trên diện rộng là rất lớn.

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú và Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm VLXD thông thường. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai: Đấu giá thành công 9 mỏ đất làm vật liệu san lấp

(GLO)- Ngày 19-3, tại TP. Pleiku, Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường chưa có kết quả thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

(GLO)- Nông nghiệp xanh là xu hướng nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất để giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp. Điểm vượt trội của nông nghiệp xanh so với nông nghiệp truyền thống là tính bền vững, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.

Người dân nhận khoán bảo vệ rừng (thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Păh) phát dọn thực bì. Ảnh: N.D

Giao khoán bảo vệ rừng: Lợi ích kép

(GLO)- Thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị chủ rừng tại Gia Lai đẩy mạnh triển khai khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình sinh sống gần rừng. Chính sách này đã mang lại lợi ích kép khi công tác quản lý, bảo vệ rừng được siết chặt và người dân nhận khoán có thêm thu nhập.

Khu vực Đông Nam tỉnh đang vào mùa cao điểm thu hoạch thuốc lá. Ảnh: V.C

Đầu tư nâng cao giá trị cây thuốc lá

(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.