Chuyện lạ ở Gia Lai: Thu bảo hiểm xã hội bằng cà phê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Công nhân ở Công ty cà phê Ia Sao 1 và Công ty cà phê 706 (thuộc Tổng công ty cà phê Việt Nam) có trụ sở tại H.Ia Grai (Gia Lai) bức xúc khi họ bị yêu cầu đóng bảo hiểm xã hội bằng cà phê.

Ngày 14.2, trao đổi với PV Thanh Niên, một cán bộ của Bảo hiểm xã hội tỉnh Gia Lai xác nhận thông tin trên và cho biết thêm, việc đóng bảo hiểm xã hội bằng cà phê đã thực hiện từ 2 năm nay.

Theo tìm hiểu, công nhân ở đây nhận khoán vườn cây cà phê từ nhiều năm qua với hình thức tự chăm sóc vườn đến khi thu hoạch và đóng sản lượng cho công ty. Công ty thay mặt công nhân đóng bảo hiểm xã hội. Số tiền này sau đó được công nhân đóng lại cho công ty.

Nhiều năm qua, việc đóng bảo hiểm xã hội đều diễn tiến như vậy. Song trong 2 niên vụ gần đây, khi giá cà phê tăng cao, công nhân bị công ty yêu cầu đóng bảo hiểm bằng sản lượng cà phê ở mức hơn 1,7 tấn/người/năm và tùy bậc lương, họ phải đóng thêm bằng tiền ở mức 5 - 10 triệu đồng/người.

Nhiều công nhân bức xúc mức đóng như vậy là bất thường và bất hợp lý bởi theo giá thị trường, 1,7 tấn cà phê hiện có giá dao động trên dưới 43 triệu đồng, trong khi người có bậc lương cao nhất (bậc 6), tổng số tiền đóng bảo hiểm chỉ rơi vào khoảng 30 triệu đồng/người/năm. Như vậy, tổng số tiền từ sản lượng cà phê mà công ty buộc công nhân đóng vào cao hơn nhiều so với mức đóng bảo hiểm xã hội hằng năm theo quy định.

Công nhân bức xúc khi bị buộc đóng bảo hiểm xã hội bằng cà phê. ẢNH: TRẦN HIẾU
Công nhân bức xúc khi bị buộc đóng bảo hiểm xã hội bằng cà phê. ẢNH: TRẦN HIẾU

Công nhân N.H.Đ cho biết nếu chăm sóc tốt và có vườn cây tốt, mỗi niên vụ thu hoạch khoảng 13 - 15 tấn/ha. Sau khi trừ các chi phí như nước tưới, công làm cỏ, phân bón… và đóng khoán cho công ty, họ chỉ còn được vài tấn. Nhiều vườn cây như lấy công làm lãi. Với mức đóng bảo hiểm như công ty đặt ra như trên, người lao động có thu nhập chẳng bao nhiêu dù giá cà phê trong 2 niên vụ qua tăng cao bất thường.

Ông Nguyễn Văn Tráng, Phó trưởng phòng Nông nghiệp, Công ty Cà phê Ia Sao 1, cho biết việc thu bảo hiểm xã hội bằng cà phê là có. Hiện công ty đang có vài trăm công nhân nhận khoán vườn. Phương án thay đổi thu bảo hiểm xã hội bằng cà phê, công ty đã trao đổi với người lao động và được Tổng công ty cà phê Việt Nam chấp thuận mới đưa vào triển khai.

Lý giải việc thu bảo hiểm xã hội theo phương án này, ông Tráng nói rằng do trước đây nhiều hộ nhận khoán không đóng tiền bảo hiểm dẫn tới tình trạng nợ đọng kéo dài. Việc quy sản lượng đóng bảo hiểm được tính trên giá thành sản xuất với khoảng 10.000 đồng/kg nhưng thực tế giá thị trường khoảng 25.000 đồng/kg.

Cũng theo ông Tráng, số tiền chênh lệch sau khi làm nghĩa vụ cho phía bảo hiểm xã hội được nhập vào doanh thu của doanh nghiệp. Khi tính phương án thu, công ty đã dựa trên giá thành bởi giá thị trường dao động tùy từng thời điểm không dự đoán được. Nếu giá cà phê thị trường thấp hơn giá thành sản xuất, công ty sẽ bù vào để đóng bảo hiểm xã hội cho công nhân cho đủ.

Theo Bảo hiểm xã hội tỉnh Gia Lai, mức thu bảo hiểm xã hội của 2 công ty cà phê này được căn cứ trên bậc lương công nhân để đóng hằng năm.

Theo đó, tại Công ty cà phê 706, mức thu bảo hiểm xã hội áp dụng năm 2024 cho bậc lương thấp nhất khoảng 17 triệu đồng/người. Đối với công nhân có bậc cao nhất đóng khoảng 30 triệu đồng/người. Còn Công ty cà phê Ia Sao 1, mức thu bảo hiểm xã hội bình quân năm 2023 khoảng 23,8 triệu đồng/người. Nhưng cơ quan bảo hiểm xã hội chỉ thu bằng tiền, tuyệt đối không thu bằng cà phê.

Theo TRẦN HIẾU (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Người dân nhận khoán bảo vệ rừng (thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Păh) phát dọn thực bì. Ảnh: N.D

Giao khoán bảo vệ rừng: Lợi ích kép

(GLO)- Thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị chủ rừng tại Gia Lai đẩy mạnh triển khai khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình sinh sống gần rừng. Chính sách này đã mang lại lợi ích kép khi công tác quản lý, bảo vệ rừng được siết chặt và người dân nhận khoán có thêm thu nhập.

Khu vực Đông Nam tỉnh đang vào mùa cao điểm thu hoạch thuốc lá. Ảnh: V.C

Đầu tư nâng cao giá trị cây thuốc lá

(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

(GLO)- Từ nguồn kinh phí của các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện Krông Pa đã triển khai hỗ trợ sinh kế để tiếp thêm động lực giúp hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững

Phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững

(GLO)- Với sự đồng hành của chính quyền địa phương, những năm gần đây, ngành mía đường Gia Lai có mức tăng trưởng tương đối ổn định. Đây là tiền đề để các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân cộng đồng trách nhiệm xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững.

Ông Ngôn (làng Kon Chră, xã Hra, huyện Mang Yang) thu hoạch mì trồng xen vào diện tích rừng keo. Ảnh: N.D

Mô hình nông-lâm nghiệp kết hợp: Lợi ích kép

(GLO)- Từ năm 2023 đến nay, Ban Quản lý rừng phòng hộ Hà Ra (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) triển khai mô hình nông-lâm nghiệp kết hợp. Theo đó, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại chỗ mượn đất trồng xen cây mì vào diện tích rừng keo do đơn vị quản lý.

Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh hỗ trợ thiết kế bao bì, nhãn mác sản phẩm măng khô của xã Đăk Tơ Ver, huyện Chư Păh. Ảnh: T.D

Thúc đẩy khởi sự kinh doanh trong vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Dựa trên tiềm năng, thế mạnh và nguồn tài nguyên sẵn có tại địa phương, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH-CN) tỉnh Gia Lai đã tư vấn, triển khai có hiệu quả các mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).