Chuyện du lịch trên đất Thái Lan

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chuyện không giống ai…
Thú thật, tôi đã từng du lịch đến Hông Kông, Ma Cao, Thâm Quyến… nhưng khi đến thành phố du lịch Pattaya, địa chỉ du lịch nổi tiếng của Thái Lan, mới tận thấy một trung tâm “ăn chơi” có hạng và có nhiều trò… chẳng giống ai.
Ở đây, tôi mới hiểu thêm rằng, vì sao họ thu hút khách du lịch khắp thế giới đến thế. Bởi họ có những cái mà nơi khác không có. Pattaya không chỉ hấp dẫn bởi một cảng biển đẹp, mà còn hút khách bằng các show diễn của các “nàng” xinh như mộng, mỗi đêm có 2-3 show diễn về nghệ thuật đa sắc màu của các nước trên thế giới, kể cả tiết mục về đặc trưng văn hóa Việt Nam. Chưa hết, nơi này còn có show diễn “giáo dục về giới?!” với những trò biểu diễn “nóng” đến không thể nóng hơn! Còn bãi biển Pattaya thơ mộng với nhiều trò chơi hấp dẫn miền nhiệt đới, và cũng “khác người” nên khách Á, khách Âu tấp nập đến đây để uống… dừa Xiêm nướng…
Hoàng cung Thái Lan. Ảnh: Q.N
Hoàng cung Thái Lan. Ảnh: Q.N
Lang thang trên đất này, chúng ta còn bắt gặp một nhà hàng, nghe nói của một người Chăm trên đất Thái. Cái nhà hàng thật kỳ khôi với biểu tượng “chày- cối” bày công khai, hay cách điệu cái “tạo hóa” giống nòi của đàn ông và đàn bà... Chao ơi, người Thái xứ sở Chùa Vàng mà họ cũng “bước qua lời nguyền” để làm nên cái không thể thành cái có thể để kinh doanh!
Và kiếm tiền giỏi từ di sản
Sau cái du lịch “rất đời” ở Pattaya, chúng tôi được trở về với thiên nhiên hoang dã. Điểm đến thăm là vườn hoa Noong Nut, vườn thú Safari đều có quy mô tầm quốc tế. Ở đây có hầu như tất cả các loài hoa, cây cảnh, chim muông trên thế giới cùng tụ về. Vòng quanh trong “rừng” giúp cho ta thư thái tâm hồn. Và dường như từ thư thái ấy, tạo cho du khách tâm thế trở về với du lịch… tâm linh.
Thật ra, việc thu hút khách đến của người Thái, không chỉ là xem “của hiếm” mà họ làm du lịch cũng nhiều mẹo và bài bản lắm. Lộ trình đi cứ dẫn dắt ta từ sự thú vị này đến thú vị khác. Cách làm của họ lại khác ở chỗ là khai thác du ngoạn để bồi đắp đức tin vào cuộc sống.
Ảnh: Q.N
Ảnh: Q.N
Nếu ở một khu du lịch Hông Kông họ tự “xây” một ông thần tài mang túi tiền lớn gọi mời lòng tham của du khách vuốt vào hầu bao với lời cầu nguyện được giàu có, thì ở Thái mời gọi khách đến chùa cầu nguyện để có phúc, có phần; cầu nguyện cho… đời sau. Muốn vậy, hãy đến chùa Phật Vàng-chùa có dấu chân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni; tới chùa Phật ngọc lớn nhất thế giới… Còn Hoàng cung nơi thâm nghiêm là thế, cũng thành địa chỉ du lịch, ngày nào cũng đông như hội, miễn là ai cũng phải ăn mặc nghiêm túc và lịch thiệp.
Đến kinh doanh kiểu Thái
Có lẽ hấp dẫn nhất với cánh làm báo chúng tôi trong chuyến du lịch là tìm hiểu những chuyện “khác người” trong đầu tư kinh doanh của người Thái. Cũng như nhiều nước trên thế giới, Thái Lan có tàu điện ngầm, nhưng cái độc đáo của họ là có tàu điện… trên cao.
Có 2 tuyến với 23 ga phục vụ khu trung tâm Bangkok. Đi trên đó có cảm giác “bay” để tha hồ ngắm phố. Chuyện một công ty dám đưa công nghệ vệ tinh định vị vào… phục vụ chăn nuôi. Ấy là, khi chúng tôi đến thăm công ty C.P BKP (thuộc tập đoàn C.P), một tập đoàn đa ngành xuyên quốc gia: Từ chăn nuôi, chế biến, làm giống bắp, lúa… bán khắp thế giới, đến kinh doanh truyền thông (có chi nhánh C.P tại Việt Nam chuyên cung cấp bắp giống C.P888, C.P 333, C.P88… đã có mặt ở Gia Lai).
Nghe lãnh đạo công ty giới thiệu, rồi đi tham quan các cơ sở sản xuất, đúng là họ có cách làm ăn rất hiện đại, với khát khao cống hiến cho nhân loại sản phẩm an toàn nhất. Cái kiểu “chơi độc” của họ ở chỗ: Kiểm tra sức khỏe, tốc độ lớn, trọng lượng, vệ sinh, chuồng trại, đến giết mổ cũng được kiểm soát qua... vệ tinh.
Là một đất nước có trên 90% dân theo đạo Phật, nên kiểu làm thịt gà ở Thái cũng khác. Trước khi gà đưa vào lò mổ, ngoài chuyện phải tắm sạch thì gà còn được gây mê ru ngủ, để gà không bị… đau; trong guồng tự động từ a tới z, nhưng lại bắt buộc người cắt tiết gà (thủ công) phải là một người theo đạo Hồi. Bởi, người theo đạo Hồi chỉ ăn thịt gà do chính tay người đạo Hồi cắt tiết! Cách làm ăn này cũng trở thành địa chỉ du lịch cho những ai… muốn tìm hiểu về cách kinh doanh Thái.
Sau chuyến du lịch, lúc đến sân bay để trở lại Việt Nam, bỗng ở đâu lò dò ra một bác “phó nháy” Thái, cầm trên tay rất nhiều ảnh của các thành viên trong đoàn, ảnh nào cũng đẹp, mà chẳng biết họ chụp lúc nào. Ai nấy đều ngạc nhiên. Nhớ ra, lúc chúng tôi mới xuống sân bay Bangkok, tại cửa đón, tưởng người Thái hiếu khách, đưa hẳn một cô gái trong trang phục dân tộc Thái trẻ đẹp, gương mặt thánh thiện, cầm trên tay chuỗi hoa Champa thơm ngát, tặng và chụp ảnh lưu niệm với khách nước ngoài… Nhưng bây giờ thì chúng tôi đã hiểu, lại trầm trồ và móc hầu bao của mình...
Linh Lan

Có thể bạn quan tâm

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm