Chủ tịch Hà Nội: Chỉ khi nào yên tâm hoàn toàn mới cho học sinh đến trường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, chỉ khi nào người dân, bố mẹ học sinh yên tâm hoàn toàn, đảm bảo sức khoẻ người dân cũng như sức khoẻ của các cháu thì mới quyết định cho học sinh đến trường.
Chiều 19.2 diễn ra hội nghị Giao ban trực tuyến của Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tại hội nghị, ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội lưu ý các đơn vị trong công tác phòng chống dịch, bảo vệ sức khoẻ và trong công tác tuyên truyền đặc biệt lưu ý tới sức khoẻ của những người già, những người đang có bệnh tiểu đường, huyết áp cao do những người này có điều kiện và nền tảng dẫn đến lây lan bệnh tật dễ hơn.
Chủ tịch UBND Hà Nội khẳng định, chỉ khi nào yên tâm hoàn toàn mới cho học sinh đến trường.
Chủ tịch UBND Hà Nội khẳng định, chỉ khi nào yên tâm hoàn toàn mới cho học sinh đến trường.
Liên quan đến việc liệu có cho học sinh Hà Nội nghỉ học hết tháng 2 hay không, Chủ tịch Hà Nội cho biết, sẽ cập nhật mọi tình hình trên cơ sở đó sẽ quyết định tại cuộc họp của Ban chỉ đạo vào chiều thứ 6 tuần này. 
“Tất cả các biện pháp đã được chỉ đạo liên quan đến khử trùng, tiêu độc tại các cơ sở y tế, cơ sở giáo dục, yêu cầu thực hiện một cách nghiêm túc. Trên tinh thần, chỉ khi nào người dân, bố mẹ học sinh yên tâm hoàn toàn, chúng ta cảm thấy yên tâm hoàn toàn, đảm bảo sức khoẻ người dân cũng như sức khoẻ của các cháu thì mới quyết định đến trường” – ông Chung nói.
Liên quan đến vấn đề nhiều người đi từ vùng dịch nhưng đi vòng, Chủ tịch Hà Nội yêu cầu phối hợp với các hãng hàng không để kiểm tra điểm đến của các hành khách này. Các hành khách này điểm đầu đi từ các vùng dịch, điểm đến là Việt Nam thì cần thông báo cho chính quyền thành phố nắm bắt.
Theo ông Chung, hiện thành phố đã rà soát 584 trạm y tế, có 527 trạm y tế đạt chuẩn có thể bố trí phòng, giường bệnh để cách ly. Có thể cách ly ngay tại cơ sở, càng ít đi lại thì càng giảm bớt nguy cơ lây cho người khác.
Khu vực cách ly và lưu trú tại Trung đoàn 59 -Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội. Ảnh: LĐO
Khu vực cách ly và lưu trú tại Trung đoàn 59 -Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội. Ảnh: LĐO
Chủ tịch thành phố cũng nhấn mạnh, khử trùng là công tác rất quan trọng, từ gia đình, cá nhân, các cơ quan, bệnh viện, chung cư đều phải có sát khuẩn tay, ở nơi công cộng phải đeo khẩu trang.
Ông Chung yêu cầu Sở Y tế tiếp nhận chuyển giao 16 quy trình khám chữa bệnh của 16 bệnh nhân mắc COVID-19 của Việt Nam để phổ biến cho tất cả các cơ sở y tế của thành phố, quận huyện, phường xã. Từ đó khi vào thực tiễn có biện pháp thực hiện đạt hiệu quả cao nhất.
“Sở Y tế nên làm việc với các chuyên gia của WHO để cập nhật các giải pháp, các phương pháp chữa của các nước để vận dụng. Có thế mới biết được cần những vật tư tiêu hao gì và cần biện pháp xét nghiệm gì để xét nghiệm nhanh” – ông Chung nói.
Liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19, chiều 19.2, ông Hoàng Đức Hạnh – Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, đến thời điểm 15h ngày 19.2, chưa ghi nhận trường hợp dương tính với COVID-19. Hiện thành phố đang giám sát tại bệnh viện 74 trường hợp nghi ngờ nhiễm COVID-19.  
Đến nay, Công an Thành phố Hà Nội đã lập hồ sơ xử lý 18 trường hợp về hành vi đăng tin, bài sai sự thật về dịch bệnh lên trang facebook cá nhân, gây hoang mang dư luận.
Theo NGUYỄN HÀ (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tennis là một trong những môn thể thao bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự phát triển của pickleball. Ảnh: L.V.N

Pickleball “lấn sân” tennis

(GLO)- Pickleball đang có sự phát triển mạnh mẽ trong cả nước và Gia Lai cũng không ngoài cuộc. Môn thể thao mới này thậm chí còn “lấn sân” những môn thể thao truyền thống, đặc biệt là tennis.

Hàng năm, các giải thể dục-thể thao được địa phương tổ chức. Ảnh: K.P

Ia Nhin đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng

(GLO)- Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã quan tâm, đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao, góp phần nâng cao đời sống, sức khỏe, tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

U80 vẫn đam mê chạy bộ

U80 vẫn đam mê chạy bộ

(GLO)- Dù tuổi cao nhưng vợ chồng ông Lê Đình Quốc (SN 1950, tổ 7, phường Thống Nhất, TP. Pleiku) và bà Lê Thị Thu (SN 1952) vẫn tham gia đều đặn các giải chạy bộ trong và ngoài tỉnh. Sức khỏe và nghị lực của cặp runner U80 này khiến nhiều người thán phục.

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

(GLO)- Sau 2 lần tổ chức, Giải Việt dã “Chinh phục đỉnh Pờ Yầu” đã tạo nên thương hiệu trong làng việt dã. Cuối tuần này, 550 vận động viên (VĐV) sẽ tiếp tục chinh phục cung đường lên đỉnh Pờ Yầu (làng Pờ Yầu, xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai). Giải chạy hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn.

Sức sống từ thể thao đô thị

Sức sống từ thể thao đô thị

Giải Pickleball vô địch quốc gia lần thứ nhất sắp khởi tranh có đến hơn 60 câu lạc bộ (CLB) trên toàn quốc tham gia. Qua đó cho thấy tốc độ phát triển như của môn thể thao này dù mới “gia nhập” vào Việt Nam trong khoảng 5 năm gần đây.

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

(GLO)- Từng là “cái nôi” của bóng chuyền dân tộc thiểu số nhưng sau đó, Krông Pa rơi vào khoảng trống về tài năng. Hiện nay, những người đam mê môn thể thao này vẫn âm thầm ươm tài năng trẻ với hy vọng vực dậy phong trào bóng chuyền nơi “chảo lửa”.

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

(GLO)- Sau hơn 1 tuần tranh tài sôi nổi tại TP. Pleiku, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia lần thứ 33 đã khép lại với những dấu ấn đáng nhớ. Những đổi thay về luật thi đấu, độ tuổi, hạng cân, trang phục của vận động viên (VĐV)... được kỳ vọng sẽ tạo ra bước ngoặt để đưa tinh hoa võ Việt vươn xa.