Chư Sê: Phòng-chống dịch bệnh trên cây hồ tiêu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thời gian qua, tình trạng hồ tiêu nhiễm bệnh chết hàng loạt đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của nhiều nông dân huyện Chư Sê, Gia Lai. Trước thực trạng đó, huyện đang tăng cường các biện pháp phòng-chống dịch bệnh cho loại cây trồng chủ lực này.

Cây hồ tiêu chết mỗi ngày

Đứng trước vườn hồ tiêu khoảng 1.000 trụ đã chết khô, anh Kpă Ky (làng Kueng Đơn, xã Hbông) buồn bã nói: “Cây hồ tiêu chết mỗi ngày. Trồng trong vườn, trồng ngoài rẫy dù có hay không có cây lớn chắn gió, che bóng mát, cây hồ tiêu đều chết”. Không chỉ gia đình anh Kpă Ky, nhiều hộ khác ở làng Kueng Đơn cũng đang khốn đốn vì cây hồ tiêu bị bệnh chết chậm.

 

Người dân chăm sóc vườn hồ tiêu. Ảnh: internet
Người dân chăm sóc vườn hồ tiêu. Ảnh: internet

Ông Nguyễn Văn Hợp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê, cho biết: Toàn huyện có 3.750 ha hồ tiêu thì đã có tới 400 ha bị chết do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân nắng hạn kéo dài, sâu bệnh, già cỗi. Những địa phương có nhiều diện tích hồ tiêu bị chết trong năm nay là xã Hbông, Ia Blang, thị trấn Chư Sê... Thực hiện chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên tại chuyến thực tế kiểm tra tình hình sản xuất, kinh doanh hồ tiêu mới đây, huyện Chư Sê đang tổ chức rà soát, tổng hợp diện tích hồ tiêu bị chết. Qua số liệu tổng hợp sơ bộ thì diện tích hồ tiêu bị chết ngày càng nhiều.

Tăng cường phòng-chống dịch bệnh

Trước tình trạng hồ tiêu chết hàng loạt, huyện Chư Sê đã và đang tăng cường nhiều biện pháp để phòng-chống dịch bệnh trên loại cây trồng này. Cán bộ kỹ thuật của huyện đã xuống tận cơ sở tuyên truyền, vận động, hướng dẫn bà con chăm sóc, thu gom và xử lý cỏ rác, làm các bờ bao không cho các nguồn nước chảy vào vườn hồ tiêu để phòng các loại dịch bệnh lây lan, đồng thời nhận biết, phát hiện những dấu hiệu của cây hồ tiêu bị bệnh. Từ đó, có những biện pháp phù hợp để ngăn chặn việc lây lan và xử lý triệt để các loại dịch bệnh trên cây hồ tiêu. Đối với những diện tích hồ tiêu đã chết khô, huyện vận động, hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật cho bà con chuyển đổi sang trồng các loại cây khác phù hợp với điều kiện của từng gia đình. Đến nay, nông dân huyện Chư Sê đã chuyển đổi gần 100 ha hồ tiêu già cỗi, bị chết sang trồng các loại cây như: sầu riêng, bơ, mít Thái, cây dược liệu, chanh dây...

Là người có hơn 20 năm nghiên cứu, theo dõi và đề ra các biện pháp trị bệnh cho cây hồ tiêu, ông Hà Ngọc Uyển-Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, khẳng định: Các bệnh nấm mốc, tuyến trùng, sâu bệnh trên cây hồ tiêu ở Chư Sê rất khó chữa trị. Để hạn chế dịch bệnh trên cây hồ tiêu, huyện Chư Sê nói riêng, các huyện khác nói chung cần tăng cường các biện pháp phòng-chống như: không trồng cây hồ tiêu trên đất hợp thủy, có độ pH thấp dưới 5; xử lý đất trước khi trồng cây hồ tiêu khoảng 20 ngày bằng thuốc có hoạt chất Clinoptilolite; phân bò đã hoai mục phải ủ với chế phẩm Trichoderma từ 7 đến 10 ngày trước khi bón cho cây; không trồng các giống hồ tiêu không rõ nguồn gốc; không để vườn hồ tiêu úng nước trong mùa mưa...

Hoàng Cư

Có thể bạn quan tâm

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm