Chư Sê đưa chính sách tôn giáo vào cuộc sống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm qua, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) thường xuyên quan tâm công tác tôn giáo gắn với tuyên truyền vận động đồng bào các tôn giáo chấp hành sinh hoạt tôn giáo đúng quy định pháp luật, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân…

Trưởng phòng Nội vụ huyện Chư Sê Trịnh Xuân Thuận cho biết: “Trên địa bàn huyện có 3 tôn giáo chính đang hoạt động là Phật giáo, Công giáo, Tin lành với gần 52.000 tín đồ. Toàn huyện có 23 tổ chức tôn giáo cơ sở, gồm 10 chùa và tịnh xá của Phật giáo, 8 giáo xứ Công giáo, 5 Chi hội Tin lành, có 20 chức sắc và hơn 150 chức việc. Đạo Cao đài chỉ có 3 hộ với 7 tín đồ thuộc hệ phái Cầu kho Tam Quan Bình Định hiện sinh sống tại thôn Bâu Zút (thị trấn Chư Sê) tham gia sinh hoạt đạo tại thánh thất Nguyên Bình, phường la Kring, TP.Pleiku”.

0.jpg
Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Chư Sê thăm chúc mừng Giáo xứ Tê Rê Sa (xã Bar Maih, huyện Chư Sê) nhân dịp lễ giáng sinh 2024. Ảnh Thanh Nhật

Cũng theo ông Thuận, phòng Nội vụ cùng các ban, ngành liên quan tham mưu cho huyện chỉ đạo triển khai các chủ trương, chính sách về tín ngưỡng tôn giáo, tham mưu UBND huyện giải quyết kịp thời các thủ tục hành chính trong lĩnh vực tôn giáo theo quy định. Tuyên truyền phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cho chức sắc, chức việc và tín đồ các tôn giáo; quán triệt, tập huấn và trao đổi thông tin, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo ở các xã, thị trấn.

Phát huy tinh thần Thư chung năm 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”, các giáo xứ Công giáo trên địa bàn huyện, bà con giáo dân tích cực lao động sản xuất và tham gia các phong trào, công tác xã hội. Tiêu biểu như gia đình ông Kpă Gút (xã Bar Măih, huyện Chư Sê) ngoài bề dày thành tích về sản xuất giỏi, ông còn vận động bà con dân làng thực hiện cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” do Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phát động.

000.jpg
Huyện Chư Sê thăm, chúc mừng các chùa, tịnh xá trên địa bàn huyện nhân dịp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568-Dương lịch 2024. Ảnh Thanh Nhật

Đại Đức Thích Quảng Phước-Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện cho hay: “Với phương châm “Phụng sự chúng sanh là thiết thực cúng dường Chư Phật”, tăng ni và phật tử đã quan tâm các hoạt động từ thiện, an sinh xã hội. Chùa Mỹ Thạch ( thị trấn Chư Sê) và chùa Phước Viên (xã H’bông) đã quan tâm chia sẻ, giúp đỡ 2 hộ dân tộc thiểu số có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, có người thân bị bệnh hiểm nghèo là hộ ông Kpui Bel (làng Tel, xã Ia HLốp) và hộ ông Đinh Vel (làng Ring Răng, xã Dun), mỗi hộ được hỗ trợ 11 triệu đồng tiền mặt và phần quà nhu yếu phẩm trị giá 1 triệu đồng”.

Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện còn phối hợp với Chùa Mỹ Thạch (thị trấn Chư Sê) và nhà hảo tâm ở TP. Hồ Chí Minh tặng 500 suất quà cho con em các làng dân tộc thiểu số tại xã Kông Htok, nhân dịp năm học mới 2024-2025 với tổng giá trị quà tặng gần 250 triệu đồng. Chùa Phước Viên (xã HBông) vừa tổ chức tặng 50 suất quà cho các hộ dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn (500 nghìn đồng/suất) từ nguồn ủng hộ của bà con phật tử tại Chùa...

Bà Rah Lan H’Thanh-Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy Chư Sê cho biết: Ban Dân vận Huyện ủy đã tham mưu cho cấp ủy chỉ đạo các cấp, ngành liên quan và các xã, thị trấn thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác tôn giáo; tuyên truyền phổ biến rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân, gắn với chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết; quán triệt, tập huấn và trao đổi thông tin, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo ở các xã, thị trấn. Đồng thời, chú trọng phổ biến Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo và các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành. Quan tâm tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động theo đúng quy định và giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh tại cơ sở.

00.jpg
Chùa Phước Viên (xã HBông, huyện Chư Sê) thường xuyên động viên bà con phật tử phát huy tinh thần sống “tốt đời -đẹp đạo” và tích cực xây dựng khu dân cư văn hoá. Ảnh Thanh Nhật

Vào dịp Tết Nguyên Đán và các kỳ lễ trọng của các tôn giáo, cấp ủy, chính quyền, MTTQ Việt Nam các cấp trong huyện phối hợp tổ chức gặp mặt thân mật, thăm các cơ sở thờ tự và điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung, các chức sắc, tu sỹ, ghi nhận và biểu dương những thành quả tích cực của đồng bào theo đạo...Qua đó nắm bắt tình hình đời sống, tâm trạng, ý kiến, kiến nghị của chức sắc và tín đồ để kịp thời tham mưu cho lãnh đạo địa phương chỉ đạo giải quyết.

Bà Đinh Thị Thông-Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Chư Sê nhìn nhận: MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội huyện chú trọng phát huy vai trò người uy tín và cá nhân tiêu biểu trong đồng bào có đạo đối với công tác tuyên truyền vận động đồng bào các tôn giáo thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về tôn giáo. Vận động bà con theo đạo hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, sống “tốt đời đẹp đạo”, tham gia hoạt động từ thiện xã hội, xây dựng nông thôn mới, đời sống văn hoá; cảnh giác với hoạt động trái phép và các tà đạo, đạo lạ, âm mưu lợi dụng tôn giáo để phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân.

Có thể bạn quan tâm

Nhân rộng nhiều mô hình giúp người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Nhân rộng nhiều mô hình giúp người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(GLO)- Tiếp tục cụ thể hóa Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, thời gian qua, Mặt trận và tổ chức thành viên các cấp trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã xây dựng, nhân rộng nhiều mô hình, cách làm phù hợp, hiệu quả.

Giải thoát hơn giải hạn

Giải thoát hơn giải hạn

Năng lượng tốt lành đầu năm đáng ra trở thành động năng cho mọi người vào một năm mới an lạc, thế nhưng nhiều người hằn sâu trong tâm trí sự ám ảnh cố hữu: nam sợ La Hầu, nữ sợ Kế Đô, Thái Bạch mất sạch cửa nhà...

Gia Lai: Bàn giao 14 cá thể động vật nguy cấp, quý hiếm cho Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Gia Lai: Bàn giao 14 cá thể động vật nguy cấp, quý hiếm cho Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Ngày 7-2, tại Công viên Diên Hồng (TP. Pleiku) Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức bàn giao 14 cá thể động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm cho Trung tâm Cứu hộ-Bảo tồn và Phát triển sinh vật (Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh) chăm sóc để thả về tự nhiên.

Ông Huỳnh Đăng Quang (bìa phải) và ông Lê Duy Bình bên chiếc Mercedes Benz W124 (ảnh nhân vật cung cấp).

Thú chơi xe cũ

(GLO)- Đối với các thành viên Hội Xe cổ Gia Lai, chơi xe cũ, xe cổ điển là một thú chơi đầy sức hút khi được tham gia vào hành trình quay ngược thời gian để khám phá, trải nghiệm, hoài niệm về một thời kỳ, giai đoạn lịch sử gắn với sự ra đời của mỗi chiếc xe.

Đại diện Ban Chỉ huy Quân sự huyện Đak Pơ và Ban Chỉ huy Quân sự thị trấn Đak Pơ gặp mặt, động viên thanh niên lên đường nhập ngũ. Ảnh: Trung Đông

Đak Pơ sẵn sàng cho ngày hội tòng quân

(GLO)- Hơn 1 tuần nữa, 79 thanh niên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) sẽ lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự năm 2025. Với sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, đến thời điểm này, huyện đã sẵn sàng cho ngày hội tòng quân.

Sau Tết Nguyên đán, nhiều người dân tiếp tục rời quê để trở lại cuộc sống và công việc thường ngày. Ảnh: Đ.L

Trở lại nơi đất khách

(GLO)- Sau thời gian nghỉ Tết Ất Tỵ 2025, các bến xe, sân bay tấp nập người chờ đợi chuyến hành trình trở lại nơi đất khách để mưu sinh, học tập. Trong lòng mỗi người vừa lưu luyến, nghẹn ngào khi phải xa gia đình nhưng cũng chứa những ước mơ, hoài bão về một cuộc sống tốt đẹp hơn.

“Kiến trúc sư” buôn làng

“Kiến trúc sư” buôn làng

(GLO)- Nhà sàn là kiến trúc đặc trưng của người Jrai. Để xây dựng một ngôi nhà sàn truyền thống thì không thể không nhắc đến những “kiến trúc sư” của buôn làng.

“Sống để kể lại” (*)

“Sống để kể lại” (*)

(GLO)- Giữa câu chuyện dài về chiến tranh, 2 cựu chiến binh Hà Xuân Nhắc và Nguyễn Minh Tân vẫn chưa thôi kinh ngạc mình có thể sống, có thể vượt qua bom đạn dày đặc như đan lưới. Tôi thì lại nghĩ, số phận đã định cho họ một sứ mệnh: Sống để kể lại một phần đời không thể tách rời với ký ức dân tộc.