Chư Pưh giao khoán để bảo vệ rừng giáp ranh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngoài việc triển khai các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng, các đơn vị chủ rừng ở huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) còn đẩy mạnh giao khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư. Nhờ đó, số vụ xâm hại tài nguyên rừng trên địa bàn ngày càng giảm.

Huyện Chư Pưh hiện có hơn 21.100 ha rừng và đất lâm nghiệp phân bố ở 6 xã, trong đó có gần 12.000 ha rừng tự nhiên. Do diện tích rừng nằm ở địa hình đồi núi phức tạp, giáp ranh với nhiều địa phương trong tỉnh và tỉnh Đak Lak nên công tác quản lý, bảo vệ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, cùng với việc tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng cho người dân, cộng đồng sinh sống ở khu vực giáp ranh, ngành chức năng huyện và UBND các xã còn tích cực phối hợp triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Cán bộ Kiểm lâm huyện tuyên truyền, vận động người dân nhận khoán tích cực tham gia quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh: Minh Phương

Cán bộ Kiểm lâm huyện tuyên truyền, vận động người dân nhận khoán tích cực tham gia quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh: Minh Phương

Xã Ia Phang có khoảng 2.035 ha rừng, chủ yếu phân bố trên địa hình hiểm trở, giáp ranh với huyện Phú Thiện và Chư Sê. Từ năm 2014, xã đã tiến hành giao khoán cho 47 hộ đồng bào dân tộc thiểu số làng Ia Ke quản lý, bảo vệ 500 ha rừng. Đầu năm 2020, xã tiếp tục giao cho 43 hộ ở 3 làng Ia Ke, Briêng và Chư Pố 2 quản lý, bảo vệ hơn 1.000 ha rừng.

Theo ông Rah Lan Phu-Tổ trưởng Tổ khoán bảo vệ rừng làng Ia Ke: Từ khi nhận khoán bảo vệ rừng, dân làng ai nấy đều phấn khởi. Bởi lẽ, bà con có thêm thu nhập và được hưởng lợi từ rừng. Ngoài việc tích cực tham gia tuần tra, bảo vệ khu vực rừng nhận khoán, người dân còn bảo nhau không phá rừng. Những ai vi phạm, xâm lấn rừng sẽ bị xử lý, không được nhận tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Ông Trần Hoàng-Chủ tịch UBND xã Ia Phang-cho hay: Xã đã chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai tuần tra bảo vệ diện tích rừng do địa phương quản lý. Theo đó, lực lượng bảo vệ rừng của xã phối hợp với kiểm lâm địa bàn và thành viên các tổ khoán bảo vệ rừng ở các làng tuần tra, kiểm soát hàng tuần. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân các vùng lân cận không phá rừng làm nương rẫy; chú trọng phát huy vai trò của già làng, người có uy tín để vận động người dân tham gia bảo vệ rừng.

Ông Nguyễn Đức Trọng-Phó Trưởng ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Phú Nhơn-thông tin: Đơn vị quản lý gần 15.000 ha đất lâm nghiệp, trong đó có khoảng 6.000 ha rừng tự nhiên. Phần lớn diện tích rừng nằm ở địa hình phức tạp, giáp ranh với các huyện Chư Sê, Chư Prông và huyện Ea Hleo, Ea Súp (tỉnh Đak Lak). Do đó, đơn vị phối hợp với các địa phương lân cận xây dựng quy chế, quy ước phối hợp quản lý vùng rừng giáp ranh như: quản lý địa giới hành chính, bảo vệ an ninh trật tự, bảo vệ rừng, xây dựng khối đại đoàn kết và hỗ trợ nhau trong công tác quản lý rừng; thường xuyên phối hợp kiểm tra nhằm phát hiện, xử lý nghiêm các đối tượng khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép. Mặt khác, đơn vị đang xây dựng kế hoạch tổ chức giao khoán hơn 2.100 ha rừng cho cộng đồng làng Ngăng, làng Lốp (xã Chư Don) và làng Su B (xã Ia Hla).

“Đơn vị thường xuyên tổ chức tuyên truyền đến người dân các vùng lân cận, vùng gần rừng không phá rừng làm nương rẫy. Nhờ đó, công tác quản lý, bảo vệ rừng của địa phương có tiến triển tốt hơn, tình trạng xâm hại rừng được hạn chế tối đa”-ông Trọng nói.

Còn ông Trần Cao Linh-Phó Hạt trưởng phụ trách Hạt Kiểm lâm huyện Chư Pưh thì cho biết: Thời gian qua, đơn vị đã chủ động phối hợp với các ngành chức năng và UBND các xã, thị trấn tổ chức nhiều đợt tuần tra truy quét nhằm phát hiện, xử lý nghiêm các đối tượng khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép. Nhờ đó, số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp đã được kéo giảm đáng kể.

Cụ thể, năm 2022, cơ quan chức năng của huyện đã phát hiện và lập biên bản 23 vụ (giảm 17 vụ so với năm 2020), trong đó, chủ yếu là vận chuyển lâm sản trái phép. Riêng 6 tháng đầu năm 2023, toàn huyện xảy ra 10 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, giảm 2 vụ so với cùng kỳ năm 2022.

Cán bộ kiểm lâm và thành viên tổ nhận khoán quản lý bảo vệ rừng tham gia tuần tra, kiểm soát khu vực rừng giao khoán. Ảnh: Minh Phương

Cán bộ kiểm lâm và thành viên tổ nhận khoán quản lý bảo vệ rừng tham gia tuần tra, kiểm soát khu vực rừng giao khoán. Ảnh: Minh Phương

Phó Hạt trưởng phụ trách Hạt Kiểm lâm huyện Chư Pưh cho biết thêm: Các đơn vị chủ rừng đã chủ động giao khoán rừng cho người dân trực tiếp quản lý, trong đó, ưu tiên đồng bào dân tộc thiểu số sống gần rừng để tạo sinh kế, tăng thu nhập. Năm 2022, các xã đã giao khoán 1.259 ha rừng cho các hộ gia đình, cộng đồng dân cư tham gia quản lý, bảo vệ. Hiện Hạt Kiểm lâm đã xây dựng kế hoạch phối hợp với UBND các xã: Ia Phang, Ia Le, Chư Don và Ia Blứ bàn giao quyết định giao rừng gắn với giao đất rừng của UBND huyện cho các hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng và hướng dẫn, tuyên truyền, vận động các hộ dân thực hiện tốt trách nhiệm của mình.

“Chúng tôi tiếp tục đề xuất cấp có thẩm quyền giao khoán rừng, đất rừng cho người dân khoanh nuôi, tái sinh và bảo vệ. Đây là giải pháp căn cơ để phát hiện và ngăn chặn kịp thời những vụ vi phạm tài nguyên rừng, nâng cao độ che phủ rừng, góp phần bảo vệ, phát triển bền vững diện tích rừng giáp ranh”-ông Linh nêu giải pháp.

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.