Chư Prông ưu tiên đầu tư phát triển sản phẩm OCOP

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau 3 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã có 18 sản phẩm đặc trưng được UBND tỉnh công nhận đạt 3 sao cấp tỉnh. Đây là động lực để địa phương tiếp tục đầu tư nâng tầm các sản phẩm chủ lực trong những năm tới.

Thực hiện Chương trình OCOP, từ năm 2019 đến nay, nhiều hộ kinh doanh cá thể và hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Chư Prông đã tiếp cận và khai thác thế mạnh các loại nông sản đặc trưng của địa phương như: cà phê, hạt điều, măng tây, hạt mắc ca, trà mãng cầu xiêm… để đầu tư chế biến nhằm đạt sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

 Sản phẩm “Coffee Thảo My” của gia đình ông Đinh Văn Kỳ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông) đạt OCOP 3 sao cấp tỉnh. Ảnh: Nguyễn Diệp
Sản phẩm “Coffee Thảo My” của gia đình ông Đinh Văn Kỳ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông) đạt OCOP 3 sao cấp tỉnh. Ảnh: Nguyễn Diệp


Trò chuyện với chúng tôi, ông Đinh Văn Kỳ (thôn Hòa Bình, xã Bàu Cạn) cho biết: Gia đình ông trồng cà phê từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, ông thu hoạch xong chủ yếu phơi khô rồi bán chứ chưa nghĩ đến việc rang xay, chế biến thành sản phẩm cà phê bột. Năm 2020, qua tìm hiểu và nghiên cứu thị trường, ông quyết định đầu tư hệ thống máy móc, thiết bị rang xay, đóng gói để tạo ra sản phẩm “Coffee Thảo My”. Toàn bộ nguyên liệu lấy từ 2 ha cà phê canh tác theo quy trình sạch. Để mở rộng vùng nguyên liệu, ông liên kết với một số hộ dân trong thôn canh tác theo quy trình sạch, sau đó thu mua sản phẩm về chế biến. “Năm 2021, được sự tư vấn, hỗ trợ của các ngành chức năng, tôi đã đăng ký sản phẩm “Coffee Thảo My” tham gia Chương trình OCOP và được UBND tỉnh công nhận đạt 3 sao cấp tỉnh. Từ ngày được chứng nhận OCOP, sản phẩm “Coffee Thảo My” cung cấp ra thị trường 300-400 kg/tháng, thu nhập cao hơn rất nhiều so với bán cà phê nhân. Đây là động lực để tôi tiếp tục đầu tư, đăng ký nâng hạng cũng như tham gia một số sản phẩm mới trong năm 2022”-ông Kỳ nói.  

Hợp tác xã nông nghiệp Thảo Nguyên (xã Ia Phìn) là một trong những đơn vị tiên phong tham gia Chương trình OCOP. Giám đốc HTX Trịnh Quang Hải thông tin: Năm 2019, HTX tham gia Chương trình OCOP và có 2 sản phẩm được công nhận đạt 3 sao cấp tỉnh. Đó là cao đinh lăng và hạt mắc ca sấy Phố núi. Sau khi đạt chứng nhận OCOP, sản phẩm của HTX được người tiêu dùng đánh giá cao, bình quân mỗi tháng bán 20 triệu đồng. “Chương trình OCOP đã tạo động lực cho các HTX phát triển, góp phần nâng tầm giá trị sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của huyện”-ông Hải cho biết.

Hiện nay, toàn huyện có 9 doanh nghiệp, HTX và hộ sản xuất kinh doanh đăng ký khoảng 11 sản phẩm OCOP năm 2022 gồm: nhung hươu tán bột ngâm mật ong, cà phê, rượu Ia Prông, bộ sản phẩm cà phê “Coffee Thảo My”, bột ngũ cốc, chuối sấy dẻo, trà mãng cầu túi lọc, trà đậu đen xanh lòng và bột chuối... Ông Đinh Văn Kỳ chia sẻ: “Năm nay, tôi tiếp tục đăng ký tham gia Chương trình OCOP. Chúng tôi tập trung đầu tư máy móc, trang-thiết bị để nâng hạng sản phẩm cà phê “Coffee Thảo My” từ 3 sao lên 4 sao. Cùng với đó, chúng tôi cũng đăng ký thêm các sản phẩm cà phê túi lọc để tham gia đánh giá, phân hạng”.

Trao đổi với P.V, bà Hoàng Thị Ngát-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện-cho biết: Từ năm 2019 đến nay, huyện đã hỗ trợ 8 chủ thể OCOP về bao bì, nhãn mác, quản lý thương hiệu, nhãn hiệu, tem truy xuất nguồn gốc và xúc tiến thương mại… Hiện các sản phẩm được công nhận đạt OCOP cấp tỉnh đều có tên trên các sàn giao dịch điện tử cũng như kênh bán hàng online. “Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn các chủ thể đăng ký ý tưởng sản phẩm, tổ chức xúc tiến thương mại để quảng bá sản phẩm OCOP. Đặc biệt, lựa chọn khoảng 3-5 sản phẩm chủ lực cấp huyện để tập trung củng cố, nâng cấp phát triển thành sản phẩm OCOP của địa phương”-bà Ngát thông tin thêm.  

 

 NGUYỄN DIỆP
 

Có thể bạn quan tâm

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Nhờ chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai có những chuyển biến tích cực khi không để xảy ra cháy rừng và xuất hiện điểm “nóng” hay những vụ việc nổi cộm.

Người dân xã Nam Yang (huyện Đak Đoa) thu hoạch hồ tiêu. Ảnh: Vũ Thảo

Niên vụ hồ tiêu 2024-2025: Niềm vui chưa trọn

(GLO)- Thời điểm này, bà con nông dân trong tỉnh Gia Lai đang khẩn trương thu hoạch hồ tiêu niên vụ 2024-2025. Dù giá hồ tiêu đang ở mức cao nhưng do ảnh hưởng bởi thời tiết, nhất là giai đoạn cây ra hoa gặp không khí lạnh kéo dài dẫn đến năng suất giảm 20-30% so với vụ trước.

đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh Hà Duy

Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ

(GLO)- Chiều 26-3, đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn làm việc với Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng; khảo sát núi Chư Nâm và thăm cán bộ cùng người dân làng Xóa (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh).

Hồ Ku Tong (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) đã gần cạn kiệt nguồn nước. Ảnh: Q.T

Gồng mình ứng phó với nắng hạn

(GLO)- Dưới tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt và nắng nóng kéo dài trong nhiều tháng qua khiến mực nước tại các sông, suối, ao, hồ, đập dâng trong tỉnh Gia Lai giảm mạnh, nguy cơ xảy ra hạn hán trên diện rộng là rất lớn.

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Anh Trương Văn Sơn (bìa trái, thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) giám sát nhân công thu hoạch diện tích khoai lang của gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Nông dân Phú Thiện trúng mùa khoai lang

(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.

Người dân nhận khoán bảo vệ rừng (thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Păh) phát dọn thực bì. Ảnh: N.D

Giao khoán bảo vệ rừng: Lợi ích kép

(GLO)- Thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị chủ rừng tại Gia Lai đẩy mạnh triển khai khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình sinh sống gần rừng. Chính sách này đã mang lại lợi ích kép khi công tác quản lý, bảo vệ rừng được siết chặt và người dân nhận khoán có thêm thu nhập.

Khu vực Đông Nam tỉnh đang vào mùa cao điểm thu hoạch thuốc lá. Ảnh: V.C

Đầu tư nâng cao giá trị cây thuốc lá

(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.