Chư Prông: Thay đổi nếp nghĩ, cách làm để thoát nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhờ đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để vươn lên thoát nghèo bền vững”, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã từng bước giảm tỷ lệ hộ nghèo.     
Thay đổi phương thức trồng lúa
Nhằm từng bước giúp người dân thay đổi phương thức sản xuất truyền thống, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chư Prông đã cử cán bộ trực tiếp giúp dân làng O Ngol (xã Ia Vê) triển khai mô hình “Sản xuất lúa vụ mùa theo quy trình làm đất-gieo sạ-sử dụng giống lúa ngắn ngày chất lượng cao” với phương châm làm tới đâu hỗ trợ tới đó. Anh Siu Ke cho hay: “Gia đình tôi có 2 sào lúa. Trước đây, gia đình canh tác theo hình thức chọc trỉa nên thu chưa tới 2 tạ. Vụ mùa năm nay, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện hỗ trợ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật làm đất, gieo sạ và theo dõi bón phân, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh kịp thời nên cho năng suất lúa cao gần gấp 4 lần so với trước”.
Ông Giáp Thành Luân-công chức Địa chính xã Ia Vê-cho hay: “Để nâng cao năng suất, UBND xã đã tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật trồng lúa nước cho người dân. Tuy nhiên, bà con chỉ áp dụng trong vụ Đông Xuân với năng suất đạt 6-7 tấn/ha; riêng vụ mùa vẫn giữ phương thức chọc trỉa nên năng suất chỉ đạt hơn 2 tấn/ha. Từ hiệu quả của mô hình này, chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân áp dụng phương thức sản xuất mới”.
Nhờ thay đổi phương thức canh tác nên năng suất lúa của người dân làng O Ngol (xã Ia Vê) đạt cao. Ảnh: Nhật Hào
Nhờ thay đổi phương thức canh tác nên năng suất lúa của người dân làng O Ngol (xã Ia Vê) đạt cao. Ảnh: Nhật Hào
Cũng với mục đích thay đổi phương thức canh tác lúa nước, hàng năm, xã Ia Mơr đã tổ chức nhiều buổi tập huấn để nâng cao kiến thức, kinh nghiệm sản xuất cho người dân. Bên cạnh nguồn phân bón và giống lúa chất lượng cao được huyện hỗ trợ, xã hướng dẫn bà con gieo sạ đúng kỹ thuật để đạt hiệu quả cao. Cùng với đó, UBND xã phối hợp với Đồn Biên phòng Ia Mơr và Trung đoàn Kinh tế quốc phòng 710 tổ chức cho người dân tham quan một số mô hình sản xuất lúa nước đạt hiệu quả. Ông Nguyễn Tuấn Anh-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Mơr-thông tin: “Hiện nay, trên địa bàn xã đang triển khai thi công 12 tuyến kênh nhánh để dẫn nước từ hồ thủy lợi Ia Mơr vào đồng ruộng. Cùng với hỗ trợ giống, xã sẽ tiếp tục hướng dẫn người dân về kỹ thuật trồng lúa nước với mục tiêu phấn đấu tăng năng suất lên 6-7 tấn/ha”.
Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất
Thời gian qua, xã Ia Drăng đã triển khai mô hình “Nâng cao năng suất, chất lượng cây cà phê và cây hồ tiêu” tại các làng: Klũ, Beng và La. Để thực hiện có hiệu quả mô hình này, UBND xã đã mời kỹ sư nông nghiệp về tập huấn kỹ thuật canh tác cho người dân. Bên cạnh đó, xã cử cán bộ nông nghiệp xuống tận nơi để hướng dẫn trực tiếp quy trình, kỹ thuật canh tác cho các hộ tham gia mô hình.
Ông Siu Buk (làng La) cho hay: “Trước đây, 2 ha mì của mình cho thu nhập rất ít. Được xã vận động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mình đã mạnh dạn vay vốn chuyển sang trồng cà phê xen với sầu riêng, hồ tiêu và nuôi 20 con bò. Hiện nay, năng suất vườn cà phê đạt 15-20 kg quả tươi/cây, thu nhập của gia đình trên 100 triệu đồng/năm”.
 Vườn cà phê của ông Siu Buk (làng La, xã Ia Drăng) cho năng suất cao nhờ áp dụng kỹ thuật chăm sóc tiến bộ. Ảnh: Hà Duy
Vườn cà phê của ông Siu Buk (làng La, xã Ia Drăng) cho năng suất cao nhờ áp dụng kỹ thuật chăm sóc tiến bộ. Ảnh: Hà Duy
Ông Mai Văn Thắng-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ia Drăng-cho biết: Thời gian qua, xã cũng đã triển khai nhiều mô hình kinh tế như: “Nâng cao kỹ thuật trồng lúa nước”, “Tưới nước bán tự động cho hồ tiêu”, “Trồng xen hồ tiêu với cà phê kinh doanh”... Hàng năm, xã còn tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo, hỗ trợ người dân mua phân bón trả chậm, vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất. Nhờ đó, người dân đã biết thâm canh cây trồng, cải tạo vườn tạp và chuyển đổi diện tích hồ tiêu bị nhiễm bệnh sang trồng các cây có giá trị kinh tế cao. “Hiện xã có hơn 38.000 ha cây trồng các loại, chủ yếu là cà phê, hồ tiêu, cao su, cây ăn quả, lúa và đàn bò hơn 2.000 con, heo hơn 2.000 con. Hiện xã chỉ còn 138 hộ nghèo”-ông Thắng thông tin.
Xã Ia Boòng đi đầu trong việc vận động người dân chuyển đổi cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả cao. Bí thư Đảng ủy xã Phạm Ngọc Toàn cho biết: Cùng với hướng dẫn người dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăm sóc cây trồng, xã cũng đã vận động, hướng dẫn bà con chuyển đổi diện tích hồ tiêu bị chết và cải tạo vườn tạp để trồng cây ăn quả. Từ năm 2017 đến nay, toàn xã tái canh được 45 ha cà phê, một số diện tích đã cho thu hoạch đạt năng suất gần 5 tấn nhân/ha. “Hiện toàn xã có 1.394 ha cây công nghiệp dài ngày, 148 ha cây lương thực, 228 ha cây tinh bột có củ, 188 ha cây thực phẩm; đàn gia súc hơn 2.600 con, gia cầm hơn 5.800 con. Hiện xã chỉ còn 103 hộ nghèo (chiếm 6,49%) và 145 hộ cận nghèo”-Bí thư Đảng ủy xã cho hay.
Giảm nghèo nhanh, bền vững
Để giúp người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong sản xuất, hàng năm, ngoài triển khai một số mô hình điểm do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh hỗ trợ, từ năm 2010 đến nay, huyện Chư Prông còn triển khai thí điểm nhiều mô hình sản xuất với sự tham gia của hơn 1.000 hộ dân. Thực hiện Nghị quyết số 03 NQ/HU của Ban Thường vụ Huyện ủy về “Đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện”, ngành Nông nghiệp huyện đã triển khai 17 mô hình sản xuất trong giai đoạn 2015-2020. Ông Lưu Hoài Hưng-Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện-cho biết: Hàng năm, huyện tổ chức hơn 20 lớp tập huấn, hội thảo về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi; hỗ trợ phân bón và hàng trăm tấn lúa giống cùng hàng chục ngàn cây giống để người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đặc biệt, Trung tâm thường xuyên theo dõi, hướng dẫn người dân áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất. Nhờ vậy, năng suất cà phê bình quân đạt hơn 3 tấn nhân/ha; lúa đạt gần 4,3 tấn/ha; điều 1,3 tấn/ha; đàn gia súc trên 77 ngàn con.
Cán bộ Mặt trận huyện và xã Ia Drăng thường xuyên hướng dẫn người dân thay đổi cách thức sản xuất để tăng năng suất. Ảnh: Hà Duy
Cán bộ Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện và xã Ia Drăng trao đổi với người dân về kiến thức trồng trọt để nâng cao năng suất sản xuất. Ảnh: Hà Duy
Trong 10 năm (2011-2021), huyện Chư Prông phối hợp xây dựng 1.286 căn nhà cho hộ nghèo. Quỹ “Vì người nghèo” huyện huy động gần 6,3 tỷ đồng để xây mới 148 nhà “Đại đoàn kết”, sửa chữa 17 nhà và các hoạt động an sinh xã hội, góp phần giúp người nghèo ổn định cuộc sống, từng bước vươn lên thoát nghèo.
Trao đổi với P.V, ông Kpuih Hồ Công Thông-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện-thông tin: “Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” đã giúp các hộ nghèo có vốn phát triển sản xuất, vươn lên làm kinh tế giỏi. Nhờ đó, đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm còn 2.676 hộ (chiếm 8,83%). Thời gian tới, MTTQ các cấp tiếp tục xây dựng kế hoạch thực hiện cuộc vận động theo từng năm. Trong đó, tập trung thực hiện 2 chương trình giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Cùng với đó, phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, giúp cho bà con về kiến thức trồng trọt, chăn nuôi để nâng cao hơn nữa năng suất sản xuất. Tiếp tục nhân rộng các mô hình hoạt động có hiệu quả, tổ chức cho các hộ nghèo được tham quan các mô hình điển hình để học tập, làm theo và phấn đấu vươn lên thoát nghèo”.
HÀ DUY - NHẬT HÀO

Có thể bạn quan tâm

Tặng 60 suất quà cho gia đình chính sách xã Gào

Tặng 60 suất quà cho gia đình chính sách xã Gào

(GLO)- Chiều 11-12, nhóm cựu chiến binh đến từ TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Nhóm thiện nguyện 50K TP. Pleiku và tổ dân phố 3 (phường Diên Hồng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình tặng quà cho gia đình chính sách tại xã Gào.

Phú Thiện: Cán bộ chủ chốt góp ý Dự thảo lần thứ nhất Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện

Phú Thiện: Cán bộ chủ chốt góp ý Dự thảo lần thứ nhất Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện

(GLO)- Sáng 11-12, Huyện ủy Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tiến hành hội nghị cán bộ chủ chốt toàn huyện góp ý Dự thảo lần thứ nhất Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025-2030. Các đồng chí Thường trực Huyện ủy chủ trì hội nghị.

Quang cảnh hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Dự án 8 tại huyện Ia Pa. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8

(GLO)- Sáng 10-12, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021-2024.

Ảnh: Đ.M.P

Sró một thời...

(GLO)- Từ trung tâm huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đi chừng 30 km là đến xã Sró. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều lần trong các chuyến công tác, tôi đã qua lại nơi đây. Kỷ niệm thì nhiều, nhưng tôi nhớ nhất là hồi chú Trần Quốc Bảo làm Bí thư Huyện ủy.

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 783/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ do nhà nước đầu tư, quản lý thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Tặng 600 chiếc áo ấm cho thiếu nhi xã Đak Sơ Mei

Tặng 600 chiếc áo ấm cho thiếu nhi xã Đak Sơ Mei

(GLO)- Chiều 6-12, Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky phối hợp cùng Đảng ủy-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Đak Sơ Mei (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Áo ấm chuyền tay” nhằm trao tặng áo ấm cho thiếu nhi trên địa bàn xã.

Quang cảnh hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024 huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: 19/20 chỉ tiêu kinh tế-xã hội đạt và vượt kế hoạch năm 2024

(GLO)- Sáng 6-12, UBND huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Nguyễn Ngọc Ngô chủ trì hội nghị.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Mùa cà phê chín đỏ

Mùa cà phê chín đỏ

(GLO)- Dưới ánh nắng rực rỡ của những ngày cuối tháng 11, trên khắp các vườn cà phê chín đỏ, không khí thu hoạch rộn rã hơn. Năm nay, bà con nông dân đón mùa vụ với sự hân hoan lớn khi lần đầu tiên cà phê có một mức giá cao nhất lịch sử.