Chư Prông có 29 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều 23-8, UBND huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2022-2023, triển khai nhiệm vụ năm học 2023-2024.

Toàn ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Chư Prông có 59 cơ sở giáo dục, trong đó 57 cơ sở giáo dục công lập, 2 cơ sở giáo dục ngoài công lập. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn ngành đến thời điểm 31-7 là 1.430 người. Toàn huyện có 29 đơn vị trường học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và 1 đơn vị đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

Trong năm học toàn huyện có 42 giáo viên mầm non, 106 giáo viên tiểu học được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp huyện; 22 giáo viên cấp THCS được công nhận là giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp huyện, 15 giáo viên được công nhận là giáo viên Tổng phụ trách Đội giỏi.

Các đại biểu tham dự hội nghị tổng kết năm học 2022-2023. Ảnh: Khánh Linh

Các đại biểu tham dự hội nghị tổng kết năm học 2022-2023. Ảnh: Khánh Linh

Trong năm học, chất lượng giáo dục mũi nhọn có nhiều khởi sắc. Đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 tham gia cấp tỉnh đạt 39 giải (trong đó 4 giải nhất, 8 giải nhì, 17 giải ba, 10 giải khuyến khích).

Năm học 2022-2023, tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo ra lớp của huyện Chư Prông đạt 92% (tăng 5,2% so với năm học 2021-2022), trong đó trẻ 5 tuổi đạt 100%. Tỷ lệ huy động học sinh cấp tiểu học đạt 98% (tăng 1%); trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; công tác duy trì sĩ số đạt 99,9% so với năm học 2021-2022. Tỷ lệ huy động học sinh cấp THCS ra lớp đạt 94,7% (tăng 2,1%) so với năm học 2021-2022, tuyển sinh vào Trường Phổ thông Dân tộc nội trú đạt 70 học sinh/70 chỉ tiêu.

Kết quả xét tốt nghiệp THCS năm học 2022-2023, hệ Giáo dục phổ thông đạt tỷ lệ 99,4%, hệ Giáo dục thường xuyên đạt tỷ lệ 100%.

Trong năm qua, UBND huyện giao kinh phí mua sách giáo khoa lớp 3, lớp 7 để bổ sung vào tủ sách dùng chung. 100% học sinh dân tộc thiểu số đến trường đều được mượn và có sách giáo khoa để học. Mua sắm trang-thiết bị dạy học cho các trường mẫu giáo, tiểu học, THCS với kinh phí 950 triệu đồng. Mua sắm thiết bị phòng học bộ môn Tin học cho 24 đơn vị trường học với tổng kinh phí 8,7 tỷ đồng. Đến nay 37/37 trường phổ thông đều được trang bị máy vi tính để triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Năm 2022-2023 toàn huyện xây mới 20 phòng học và phòng học bộ môn.

Năm học 2023-2024, huyện Chư Prông đặt mục tiêu thực hiện huy động học sinh các cấp học trong độ tuổi ra lớp: Nhà trẻ đạt 15%, Mẫu giáo 93%, Tiểu học: 100%, THCS: 94,7%. Huy động 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1, 100% trẻ hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6. 100% học sinh lớp 1, 2, 3 và lớp 4 được học 2 buổi/ngày, tăng tỷ lệ trẻ ăn bán trú.

Đồng thời, tiếp tục tập trung nguồn lực triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo lộ trình. Tiếp tục triển khai môn học bắt buộc đối với môn Tiếng Anh, Tin học là môn học bắt buộc đối với lớp 3, lớp 4; triển khai có hiệu quả các môn học tích hợp cấp THCS.

Duy trì các lớp xóa mù chữ năm 2023, tiếp tục triển khai Kế hoạch giai đoạn 2022-2025, năm 2024 theo Tiểu dự án 1, dự án 5 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Để bảo đảm chất lượng dạy và học trong năm học mới, hiện ngành Giáo dục và Đào tạo huyện đã thực hiện tốt khâu sắp xếp, ổn định đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tại các trường; đề ra các nhiệm vụ trọng tâm để tập trung thực hiện. Tiến hành dọn dẹp, chỉnh trang cơ sở vật chất trường lớp. Cùng với đó, công tác bồi dưỡng chính trị; tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cũng được ngành GD-ĐT triển khai theo đúng kế hoạch và dưới nhiều hình thức khác nhau cả trực tiếp và trực tuyến nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ nhà giáo trước năm học mới.

Có thể bạn quan tâm

Quy định mới về dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục

Quy định mới về dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục

(GLO)- Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 96/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15-7-2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số (DTTS) trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

APC Gia Lai: Cùng học sinh kiến tạo ước mơ

APC Gia Lai: Cùng học sinh kiến tạo ước mơ

(GLO)- Trường Quốc tế châu Á Thái Bình Dương Gia Lai (APC Gia Lai) tổ chức cho học sinh tìm hiểu giáo dục Nhật Bản tại các trường đại học hàng đầu, qua đó giúp các em có định hướng tốt cho việc học và nghề nghiệp trong tương lai.

8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông

8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông Đỗ Đức Quế, trong giai đoạn 2020 – 2024, cả nước ghi nhận khoảng 8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông – một con số thể hiện sự chuyển biến rõ rệt trong tư duy và hành động của học sinh.

Pleiku: Thêm 2 trung tâm ngoại ngữ giải thể

Pleiku: Thêm 2 trung tâm ngoại ngữ giải thể

(GLO)- Ngày 17-4, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai Lê Duy Định ký ban hành Quyết định số 290/QĐ-SGDĐT về việc giải thể Trung tâm ngoại ngữ The Star (có địa điểm hoạt động tại số 74 Nguyễn Tất Thành, phường Hoa Lư, TP. Pleiku), thuộc Công ty TNHH The Star English Center.