Chư Pah: Tạo sinh kế để phụ nữ thoát nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Chư Pah luôn quan tâm giúp đỡ hội viên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bằng nhiều hình thức, mô hình đa dạng.
Bà Phạm Thị Thúy-Chủ tịch Hội LHPN huyện Chư Pah-cho biết: Toàn huyện có hơn 13.000 hội viên phụ nữ, đa số sinh sống bằng nghề nông và kinh doanh dịch vụ. Do vậy, chị em rất cần được hỗ trợ vốn để đầu tư trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán và phát triển các ngành nghề truyền thống. Hàng năm, Hội đều xây dựng kế hoạch theo dõi, giúp đỡ hội viên phụ nữ nghèo bằng nhiều hình thức như: tín chấp vay vốn, giúp đỡ ngày công, chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất cũng như cách chi tiêu hợp lý trong gia đình. 
Tính đến nay, các cơ sở Hội đã đứng ra tín chấp cho 2.994 hội viên, phụ nữ nghèo vay hơn 91 tỷ đồng từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện để phát triển sản xuất. Qua khảo sát, nhiều chị em sử dụng vốn vay đúng mục đích, phát huy hiệu quả, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân hàng. Các cấp Hội cũng đã thành lập 25 mô hình “3 trong 1” để giúp đỡ hội viên, phụ nữ khó khăn. Kết quả, trong 5 năm qua đã có 76 hội viên thoát nghèo. Từ nguồn quỹ “Đồng hành cùng phụ nữ nghèo”, các cấp Hội đã xây mới 15 ngôi nhà tặng phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với kinh phí hơn 1 tỷ đồng. Ngoài ra, Hội còn vận động hàng trăm hội viên, phụ nữ tham gia các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, tiêu dùng thực phẩm an toàn.
Hỗ trợ cây giống cho phụ nữ nghèo tại làng Bàng (xã Ia Nhin, huyện Chư Pah). Ảnh: H.P
Hỗ trợ cây giống cho phụ nữ nghèo tại làng Bàng (xã Ia Nhin, huyện Chư Pah). Ảnh: H.P
Chị Nguyễn Thị Thơm (thôn 1, xã Ia Nhin) cho hay: Trước đây, gia đình chị thuộc diện hộ nghèo. Do đất sản xuất ít, cuộc sống của 6 người trong nhà đều phụ thuộc vào việc buôn bán lặt vặt của chị ở chợ. Nhờ được Hội LHPN xã hỗ trợ vay 10 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện, chị Thơm vay mượn thêm mua được hơn 2 sào đất trồng hồ tiêu và đầu tư chăn nuôi. Nhờ cần cù chịu khó, lấy ngắn nuôi dài nên gia đình chị đã có cơ hội  thoát nghèo. Sau đó, chị Thơm còn mua thêm đất trồng sầu riêng, bơ, vú sữa, bưởi da xanh... “Nhờ được sự quan tâm của các cấp chính quyền, nhất là Hội LHPN xã, gia đình tôi không những thoát nghèo mà còn có của ăn của để”-chị Thơm phấn khởi nói.
Đến cuối năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Chư Pah giảm xuống còn 8,57%, trong đó có nhiều hộ do hội viên, phụ nữ làm chủ.

Gia đình chị Rơ Châm Byeh (làng Kênh, xã Nghĩa Hòa) trước đây cũng là hộ nghèo. Cuối năm 2018, được Hội LHPN xã hướng dẫn cách làm ăn, chi tiêu, hỗ trợ cây giống để trồng xen trong vườn cà phê nên kinh tế gia đình chị đã dần ổn định. Chị chia sẻ: “Rất mừng là gia đình đã thoát nghèo. Nhưng tôi tự thấy phải cố gắng làm lụng hơn nữa để con cái được học hành tới nơi tới chốn”.

Hưởng ứng phong trào hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, Hội LHPN huyện đã triển khai nhiều hoạt động giúp hội viên mạnh dạn vươn lên phát triển kinh tế. Theo đó, Hội đã lựa chọn 20/55 ý tưởng khả thi đề nghị Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện cho vay 1 tỷ đồng để triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, nhằm hỗ trợ các cá nhân, tập thể khởi nghiệp có điều kiện kết nối, giới thiệu sản phẩm đến với khách hàng, Hội LHPN huyện đã chỉ đạo cơ sở lựa chọn, giới thiệu, trưng bày các sản phẩm tại lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya; khuyến khích hội viên phụ nữ tham gia Ngày Phụ nữ khởi nghiệp của tỉnh và huyện để đưa sản phẩm ra thị trường. 
Chủ tịch Hội LHPN huyện Chư Pah cho biết thêm: Thời gian tới, Hội sẽ tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở Hội đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ phát triển kinh tế gắn với bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ, giúp phụ nữ nghèo, phụ nữ làm chủ hộ giảm nghèo bền vững. Chú trọng xây dựng các mô hình mới do phụ nữ làm chủ.
HÀ PHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

(GLO)- Theo Luật số 56/2024/QH15 ngày 29-11-2024 của Quốc hội, trong đó có sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế (gọi tắt là Luật Quản lý Thuế sửa đổi, bổ sung), kể từ 1-4-2025, tất cả các sàn thương mại điện tử phải có trách nhiệm khấu trừ thuế của người kinh doanh trên sàn.

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

(GLO)- Hội đồng Chỉ đạo công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử của Đảng bộ TP. Pleiku vừa tổ chức hội thảo lần thứ nhất để thảo luận góp ý đề cương chi tiết Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023) vào chiều 12-2. Ông Võ Phúc Ánh-Phó Bí thư thường trực Thành ủy Pleiku chủ trì hội thảo.

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

(GLO)- Cách đây vài chục năm, bà con nông dân ở An Khê không bán mía cây như bây giờ mà tự thu hoạch mía, ép lấy nước, nấu lên thành đường thô, rồi mới bán sản phẩm này cho các cơ sở ly tâm đường. Các cơ sở ly tâm đường tiến hành tinh luyện đường thô thành đường vàng để xuất đi các tỉnh khác.

Huyện Đak Đoa tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030. Ảnh: Hà Duy

Đak Đoa: Lấy ý kiến lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030

(GLO)- Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa vừa có thông báo số 5/TB-UBND về việc tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Đak Đoa.

Hội xuân ở xã Tơ Tung. Ảnh: Ngọc Minh

Hội Xuân ở xã Tơ Tung

(GLO)- Hội Xuân văn hóa-thể thao các dân tộc mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 và liên hoan văn hóa cồng chiêng lần thứ IV do UBND xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) tổ chức ngày 7-2 thu hút nhiều người dân và du khách tham gia.