Chợ vùng biên ngày Tết kém nhộn nhịp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Năm nay, thu nhập từ các loại cây trồng chủ lực như cà phê, cao su, hồ tiêu, điều… đều giảm nên người dân huyện biên giới Đức Cơ, tỉnh Gia Lai mua sắm kém nhộn nhịp.
Sức mua giảm 30%
Ngày 30 Tết, thông thường khu vực mua bán thực phẩm tươi sống và hoa, trái rất nhộn nhịp, vậy nhưng năm nay, người bán nhiều hơn người mua. “Các Tết trước, nhà tôi huy động con cháu cả 6-7 người ra phụ bán trái cây cũng không kịp. Năm nay, đứng quầy chỉ 3 người mà bán cũng thong dong. Giá trái cây chỉ tăng khoảng 20-30% so với ngày thường, như: xoài 20 ngàn đồng/kg, cam quýt 40-50 ngàn đồng/kg, bưởi 40-80 ngàn đồng/kg tùy loại, nho 120 ngàn đồng/kg… Hoa dơn đỏ chỉ 40-60 ngàn đồng/bó, hoa cúc Nhật ngũ sắc giữ nguyên giá 20 ngàn đồng/bó, hoa cúc đóa 30-40 ngàn đồng/bó 10 bông. So với các Tết năm trước, mức giá này rẻ hơn khá nhiều”-chị Đặng Thị Năm, chủ sạp hoa tươi và trái cây tại chợ Đức Cơ chia sẻ.
Khu vực buôn bán trái cây người bán nhiều hơn người mua. Ảnh: Lê Hòa
Khu vực buôn bán trái cây người bán nhiều hơn người mua. Ảnh: Lê Hòa
Chị Đặng Thị Xuân Hà-chủ cửa hàng tạp hóa Thành Hà (số 78 Phan Đình Phùng, thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ) cùng chung nhận định: sức mua hàng hóa năm nay tại cửa hàng giảm khoảng 30%. Bên cạnh đó, thu nhập giảm khiến người dân tiết chế mức chi tiêu, lựa chọn các loại mặt hàng có giá bình dân hơn. “Tiêu thụ chủ yếu vẫn là bánh mứt các loại, bia, rượu và các mặt hàng lương thực thiết yếu: dầu ăn, mắm muối, măng khô, trà… Do dự lường trước khả năng sức mua giảm nên chúng tôi cũng giảm lượng hàng nhập về. Giá cả các mặt hàng tạp hóa chỉ tương đương hoặc giảm chút đỉnh so với dịp Tết trước”. 
Tương tự, với các mặt hàng khác như: quần áo, giày dép, hàng trang trí gia đình… cũng mua bán không mấy tấp nập. “Năm nay lương thưởng không bao nhiêu, thu hoạch cà phê cũng kém nên gia đình tôi chỉ mua sắm một lượng vừa đủ bánh trái, hoa quả. Qua Tết còn dành tiền lo cho vườn cà phê vào mùa tưới và các con đi học Đại học”-chị Nguyễn Thị Lương, làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ nói.
Chợ hoa vắng bóng người mua
Thi thoảng mới có người dân đi mua hoa Tết nhưng rất kén chọn và chần chừ suy tính giá cả. Ảnh: Lê Hòa
Thi thoảng mới có người dân đi mua hoa Tết nhưng rất kén chọn và chần chừ suy tính giá cả. Ảnh: Lê Hòa
Chiều 30 Tết, chợ hoa tại thị trấn Chư Ty vẫn vắng bóng người mua. Các chủ sạp hoa thì lo lắng, đứng ngồi không yên vì lượng hoa còn tồn nhiều, nhất là các chủ sạp bán hoa cúc. “Tôi nhập về 200 chậu cúc kim cương, cúc pha lê từ Bình Định và gần 50 chậu mai thế về bán. Hiện tại, tôi mới chỉ bán được khoảng một nửa. Mức giá dao động từ 350-400 ngàn đồng/chậu cúc và 500-800 ngàn đồng/chậu hoa mai. Năm nay, giá cúc nhập về khá cao, cộng với chi phí vận chuyển nên hiện tại bán cúc đang bị… lỗ vốn. Cũng may là nhà tôi tận dụng mặt bằng bày bán, không phải tốn tiền thuê lô sạp”-anh Trần Anh Tuấn, tổ 2, thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ cười trừ.
Còn anh Nguyễn Quốc Thanh, tổ dân phố 2, thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ cùng người anh của mình đưa gần 250 chậu mai thế ra chợ hoa Xuân huyện Đức Cơ bán từ 22 Tết. Để đủ chỗ bày bán, hai anh em đăng ký thuê 2 lô liền kề tại chợ hoa. Dù đã quá trưa 30 Tết, hai anh vẫn còn trên 60 gốc mai chưa bán được. “Ở đây an ninh rất tốt, nước tưới cho các điểm bán có đầy đủ nhưng khách mua năm nay kém quá. Mỗi gốc mai tụi tôi bán giá từ 500-800 ngàn đồng, có loại đẹp thì 2-3 triệu đồng/cây. Anh em bán vụ này tính ra chắc không có lời”-anh Thanh cho biết.
Chợ hoa Xuân huyện Đức Cơ hoa ngập tràn nhưng vắng bóng người mua dù thời khắc giao thừa chỉ còn tính bằng giờ. Ảnh: Lê Hòa
Chợ hoa Xuân huyện Đức Cơ hoa ngập tràn nhưng vắng bóng người mua dù thời khắc giao thừa chỉ còn tính bằng giờ. Ảnh: Lê Hòa
Khá nhất có lẽ là những chủ sạp bán quất. Năm nay, nhiều gia đình chuyển qua mua quất về trưng nên quất là loại cây bán chạy nhất tại chợ hoa Xuân huyện Đức Cơ dịp Tết này. “Tôi nhập về 200 chậu nhưng bán chỉ còn 14 chậu quất thôi”-anh Trương Văn Tĩnh, tổ 3, thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ phấn khởi chia sẻ. Anh Tĩnh nhập quất từ Phú Yên về bán với mức giá 500-800 ngàn đồng/chậu không tính chi phí vận chuyển. Đã kinh doanh nhiều năm tại chợ hoa Xuân huyện Đức Cơ, anh Tĩnh nhận định, sức mua hoa Tết tại chợ hoa Xuân huyện Đức Cơ năm nay giảm rõ rệt, mặc dù số điểm bày bán hoa tại chợ hoa Xuân có giảm đáng kể so với năm trước. 
Vừa sắm được chậu quất kiểng đẹp trị giá 2,8 triệu đồng, chị Nguyễn Thị Hoàn (152 Quang Trung, thị trấn Chư Ty) rất vui. “Một năm vất vả, Tết đến cũng muốn sắm sang, trang hoàng cho nhà cửa cho có không khí xuân. Tôi mua quất với ước vọng trong năm tới tài lộc gia đình dồi dào, cuộc sống ấm êm, sung túc”-chị Hoàn nói.
Người dân mất mùa các loại nông sản nên mua sắm những thứ cần thiết thôi. Cách đây 4-5 năm khi cà phê, hồ tiêu còn cho thu nhập tốt, họ mua sắm mạnh tay lắm. “Dân buôn hoa Tết như chúng tôi cũng cầu mong cho kinh tế người dân khá khẩm lên để cuối năm buôn bán cho vui vẻ, chứ cứ đà này sang năm không dám đưa hoa về bán nữa”-anh Thanh ngán ngẩm nói.
Lê Hòa

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai hiện có 6 nông hội thuộc lĩnh vực ngành, nghề truyền thống (dệt thổ cẩm, rượu ghè). Ảnh: Hà Duy

Đẩy mạnh phát triển mô hình nông hội để nâng chất lượng sản phẩm địa phương

(GLO)- Gia Lai hiện có 168 mô hình nông hội, trong đó, nhiều nông hội hoạt động hiệu quả đã góp nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, giúp đời sống hội viên được nâng lên. Tuy nhiên, còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc triển mô hình nông hội nên hoạt động thiếu hiệu quả.

Để kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm, Siêu thị Co.op Mart Pleiku đang triển khai nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn hỗ trợ người tiêu dùng mua sắm. Ảnh: V.T

Chủ động nguồn hàng phục vụ Tết

(GLO)- Nhằm bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa trên thị trường, không để xảy ra tình trạng khan hàng, tăng giá đột biến trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các doanh nghiệp tại Gia Lai đã chủ động nguồn hàng để phục vụ người tiêu dùng với mức giá bình ổn.

Năm 2025 Gia Lai phấn đấu thu ngân sách 6.435 tỷ đồng

Năm 2025 Gia Lai phấn đấu thu ngân sách 6.435 tỷ đồng

(GLO)- Tại kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII đã thông qua Nghị quyết số 440/NQ-HĐND về việc quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu-chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2025.

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.