Chở trẻ trên 6 tuổi ngồi phía trước xe máy có thể bị phạt tới 10 triệu đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trường hợp người điều khiển xe máy chở theo trẻ em trên 6 tuổi ngồi phía trước xe máy sẽ bị phạt tới 10 triệu đồng theo quy định tại Nghị định 168/2024/NĐ-CP.

Ảnh minh họa. Nguồn internet
Ảnh minh họa. Nguồn internet

Nghị định 168/2024/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 168) quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.

Sau 1 tháng triển khai tình hình trật tự an toàn giao thông đã có những chuyển biến tích cực. Tai nạn giao thông đường bộ giảm cả 3 tiêu chí so với cùng kỳ năm trước và số trường hợp vi phạm giao thông cũng giảm rõ rệt so với thời gian liền kề.

Tuy nhiên, một số quy định tại Nghị định 168 nhận được sự quan tâm của dư luận. Trong đó, có quy định về việc xử phạt hành vi chở trẻ em ngồi phía trước.

Cụ thể, tại điểm h khoản 9 Điều 7 Nghị định 168 quy định hành vi “ngồi phía sau vòng tay qua người ngồi trước để điều khiển xe, trừ trường hợp chở trẻ em dưới 6 tuổi ngồi phía trước” sẽ bị xử phạt từ 8 - 10 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng.

Mức xử phạt trên áp dụng theo quy định tại điểm b khoản 12 Điều 7, cho xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy.

Ngoài ra, theo điểm b khoản 10 Điều 7, nếu hành vi trên gây tai nạn giao thông, mức phạt sẽ tăng lên từ 10 - 14 triệu đồng, đồng thời bị trừ 10 điểm giấy phép lái xe theo quy định tại điểm d khoản 13 Điều 7, áp dụng cho xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy.

Do đó, theo quy định trên, người lái xe chỉ được phép chở trẻ em dưới 6 tuổi ngồi phía trước xe máy.

Cũng theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP, tại điểm g khoản 2 Điều 7 quy định hành vi “chở theo 2 người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 12 tuổi, người già yếu hoặc người khuyết tật, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật” sẽ bị phạt tiền từ 400 - 600 nghìn đồng. Mức phạt trên áp dụng cho xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy.

Cụ thể, tại khoản 1 Điều 33 quy định người lái xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật, trẻ em dưới 12 tuổi, người già yếu hoặc người khuyết tật.

Đối với ô tô: khoản 3 Điều 10 Luật Trật tự, an toàn giao thông quy định về thiết bị an toàn dành cho trẻ em. Khi chở trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35m trên xe ô tô không được cho trẻ em ngồi cùng hàng ghế với người lái xe, trừ loại xe ô tô chỉ có một hàng ghế; người lái xe phải sử dụng, hướng dẫn sử dụng thiết bị an toàn phù hợp cho trẻ em. Đối với quy định này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2026.

Theo Thanh Hà (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Dùng thẻ bảo hiểm y tế của người khác có thể bị phạt ít nhất 40 triệu đồng

Dùng thẻ bảo hiểm y tế của người khác có thể bị phạt ít nhất 40 triệu đồng

(GLO)- Theo hồ sơ thẩm định dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi vừa được Bộ Tư pháp công bố, người dùng thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) giả, thẻ của người khác đi khám-chữa bệnh để hưởng chế độ trái quy định có thể bị phạt ít nhất 40 triệu đồng, tăng gấp đôi so với hiện hành.

Ô tô tông người đi bộ, 1 người nguy kịch

Ô tô tông người đi bộ, 1 người nguy kịch

(GLO)- Sáng 6-5, Phòng Cảnh sát Giao thông, Công an tỉnh Gia Lai đang phối hợp với Công an xã Gào (TP. Pleiku) khám nghiệm hiện trường để làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn giao thông khiến 1 người bị thương nặng.

Sau ngày 31-7, tài khoản nghi lừa đảo sẽ bị chặn ngay trước khi giao dịch hoàn tất

Sau ngày 31-7, tài khoản nghi lừa đảo sẽ bị chặn ngay trước khi giao dịch hoàn tất

(GLO)- Theo kế hoạch, sau ngày 31-7-2025, nhóm Big5 ngân hàng (Agribank, Vietcombank, VietinBank, BIDV và MB) sẽ triển khai hệ thống giám sát giao dịch bằng trí tuệ nhân tạo (AI). Các giao dịch chuyển tiền nghi ngờ là hành vi lừa đảo sẽ bị chặn ngay trước khi giao dịch hoàn tất.