Chích máu dái tai chữa đột quỵ, người đàn ông suýt mất mạng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Người đàn ông 66 tuổi bị đột quỵ nhưng người nhà sơ cứu bằng cách... chích dái tai để nặn máu. Rất may, ông này đã được đưa vào bệnh viện cấp cứu kịp thời.

Theo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, ông P.D.Q. (SN 1957, quê ở huyện Lâm Thao, Phú Thọ) vào ngày 18-12 khi đang đi lễ tại nhà thờ, đột ngột mệt mỏi sau đó liệt nửa người bên phải. Ông được đưa tới Trung tâm Đột quỵ vào giờ thứ ba sau khởi phát. Lúc đó ý thức chậm chạp, liệt hoàn toàn nửa người phải, nói khó, vị trí dái tai chảy máu.

Việc sơ cứu như chích máu đầu tay hay chích máu ở dái tai đã làm chậm trễ việc cấp cứu bệnh nhân đột quỵ. Ảnh minh họa

Việc sơ cứu như chích máu đầu tay hay chích máu ở dái tai đã làm chậm trễ việc cấp cứu bệnh nhân đột quỵ. Ảnh minh họa

Các bác sĩ cho biết người nhà sơ cứu bằng cách chích máu ở dái tai. Sau 1 khoảng thời gian, tình trạng không cải thiện, người bệnh mới được đưa tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ nên đã làm chậm trễ thời gian vàng, khiến các triệu chứng của người bệnh nặng dần, dẫn đến nguy kịch.

Kíp trực khởi động quy trình cấp cứu trong giờ vàng, sử dụng phương pháp tiêu huyết khối đường tĩnh mạch cứu người bệnh. Phương pháp này giúp làm tan cục máu đông gây tắc mạch máu não mà không cần phẫu thuật hay can thiệp, bệnh nhân hồi phục nhanh và giảm nguy cơ yếu liệt. Tuy nhiên, thuốc tiêu sợi huyết chỉ có tác dụng với người bệnh trong 3 giờ đầu khởi phát triệu chứng.

Hiện, người bệnh dần cải thiện khả năng nói, trả lời các câu hỏi rõ ràng hơn, tình trạng liệt cải thiện, tay phải có thể nắm chặt và tự chủ động co duỗi được chân phải.

Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ giải thích: Cứ mỗi giây trôi qua có 32.000 tế bào não bị chết nếu không được cung cấp máu và ô xy; mỗi phút có 1,9 triệu tế bào não bị chết để lại khiếm khuyết thần kinh vô cùng nặng nề.

Đột quỵ não là bệnh lý xảy ra đột ngột, diễn tiến nhanh, biến chứng nặng nề. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, chủ yếu là người từ 55 tuổi trở lên và có xu hướng trẻ hóa. Dấu hiệu nhận biết sớm đột quỵ là: liệt nửa người (biểu hiện giơ hai tay bằng vai, một tay sẽ bị rơi xuống); liệt dây thần kinh số VII (méo miệng khi làm động tác nhe răng hoặc cười); rối loạn ngôn ngữ (hiểu được lời nói mà không diễn đạt được hoặc không hiểu lời người khác).

Các bác sĩ khuyến cáo khi có người đột quỵ, tuyệt đối không xoa dầu nóng, cạo gió, cắt lể hoặc cúng bái, hay áp dụng các phương pháp dân gian như đâm kim vào ngón tay hoặc dái tai. Cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế có khả năng chữa được và gần nơi mình nhất.

Cách sơ cứu đúng là đặt người bệnh ở tư thế nằm, kê đầu với độ cao khoảng 30-40 độ, nới rộng quần áo. Xoay nạn nhân sang một bên để không bị sặc, liên lạc cấp cứu để nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

(GLO) - Sau 1 năm đi vào hoạt động, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai đã trở thành địa chỉ khám-chữa bệnh tin cậy trong khu vực. Trong định hướng phát triển, đơn vị tiếp tục có chính sách thu hút nguồn nhân lực trình độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tốt hơn.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.