Chia sẻ dự án: Tuổi trẻ và những cung đường biết nói

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Chiều 21-12, tại TP. Pleiku, Ban An toàn giao thông tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Quỹ Phòng-chống Thương vong châu Á (Quỹ AIP) tổ chức hội nghị chia sẻ và trao đổi kết quả dự án “Tuổi trẻ và những cung đường biết nói”.

Tham dự hội nghị có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh và đại diện lãnh đạo 4 trường THPT, THCS và Trường Cao đẳng nghề Gia Lai.

Ban An toàn giao thông tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ngành chia sẻ và trao đổi kết quả dự án “Tuổi trẻ và những cung đường biết nói” được triển khai tại TP.Pleiku. Ảnh: Minh Phương
Ban An toàn giao thông tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ngành chia sẻ và trao đổi kết quả dự án “Tuổi trẻ và những cung đường biết nói” được triển khai tại TP.Pleiku. Ảnh: Minh Phương

Được triển khai tại TP. Pleiku từ tháng 3-2021, đến nay dự án “Tuổi trẻ và những cung đường biết nói” đã đem lại nhiều kết quả tích cực. Dự án đã xác định các cung đường nguy hiểm tại các khu vực trường học nhằm cung cấp thông tin tới các cấp quản lý và chính quyền địa phương để góp phần thực hiện đầu tư cải tạo cơ sở hạ tầng đạt hiệu quả cao nhất.

Mặt khác, dự án còn phát triển ứng dụng công nghệ hỗ trợ thanh-thiếu niên xác định các cung đường rủi ro, nguy hiểm quanh khu vực trường học, vị trí tiềm ẩn, “điểm đen” tai nạn giao thông tại các tuyến đường. Đáng chú ý, thông qua việc triển khai dự án, Quỹ AIP còn triển khai ứng dụng công nghệ YEA, cho phép học sinh ghi nhận, chia sẻ, góp ý những điểm mà các em cảm thấy mất an toàn giao thông khi đến trường hoặc về nhà.

Mục tiêu của dự án "Tuổi trẻ và những cung đường biết nói” nhằm nâng cao năng lực cho thanh-thiếu niên chủ động đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề giao thông thiếu an toàn đến với các cấp quản lý. Ảnh: Minh Phương

Mục tiêu của dự án "Tuổi trẻ và những cung đường biết nói” nhằm nâng cao năng lực cho thanh-thiếu niên chủ động đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề giao thông thiếu an toàn đến với các cấp quản lý. Ảnh: Minh Phương

Đặc biệt, kết quả khảo sát cho thấy kiến thức, thái độ và hành vi của học sinh trước và sau khi thực hiện ứng dụng YEA đã có chiều hướng thay đổi tích cực. Cụ thể, kiến thức “tốt” và “rất tốt” của các học sinh đã tăng từ 53% lên 86%; thái độ tích cực tăng từ 40,7% lên 59,5%; hành vi tăng từ 35,2% lên 82%. Cùng với đó, các em học sinh đã báo cáo 4.132 điểm ghim kèm theo ghi chú an toàn, không an toàn và rất không an toàn giao thông trên ứng dụng YEA để gửi tới các ngành liên quan.

Tại hội nghị, các đại biểu đã trao đổi, tham gia đóng góp ý kiến để việc triển khai dự án “Tuổi trẻ và những cung đường biết nói” thời gian tới đạt kết quả cao nhất, qua đó góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông liên quan đến học sinh; đồng thời thông tin kết quả đánh giá xếp hạng sao các trường tại TP. Pleiku, kết quả thí điểm ứng dụng kết nối thanh-thiếu niên và thông tin điện tử chia sẻ kết quả dự án.

Có thể bạn quan tâm

Phiên tòa giả định xét xử tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Đak Pơ

Phiên tòa giả định xét xử tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Đak Pơ

(GLO)- Chiều 8-11, Huyện Đoàn Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) phối hợp với các cơ quan tư pháp huyện tổ chức phiên tòa giả định xét xử tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ và giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ tại xã Yang Bắc.

Thanh tra Sở Giao thông-Vận tải kiểm tra điều kiện an toàn kỹ thuật phương tiện kinh doanh vận tải trước khi xuất bến. Ảnh: M.P

Nỗ lực kiềm chế tai nạn giao thông

(GLO)- Trong 10 tháng năm 2024, tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn tỉnh Gia Lai tăng cả số vụ, số người chết và số người bị thương so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện tại, ngành chức năng và chính quyền các địa phương đề ra nhiều giải pháp nhằm kiềm chế, kéo giảm TNGT trong những tháng cuối năm.