"Chắp cánh" thương hiệu gạo A Sanh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau khi ra mắt thương hiệu gạo A Sanh, huyện Ia Grai tiếp tục hỗ trợ Tổ hợp tác nông nghiệp và dịch vụ xã Ia Dêr hoàn tất các thủ tục trở thành sản phẩm OCOP.
Thay đổi tư duy canh tác
Năm 2019, huyện Ia Grai triển khai mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa chất lượng cao (giống JO2) tại một số xã, trong đó xã Ia Dêr có 30 ha. Nắm bắt cơ hội, anh Ksor Tư (làng Jút 1) đề xuất ý tưởng thành lập tổ hợp tác sản xuất gạo đặc sản mang thương hiệu gạo A Sanh từ giống lúa JO2. Năm 2020, Tổ hợp tác nông nghiệp và dịch vụ xã Ia Dêr được thành lập do anh làm chủ nhiệm. Anh Ksor Tư chia sẻ: “Khi bắt tay vào làm, tôi cùng một số cán bộ xã đi đến các nơi tham quan, học tập kinh nghiệm. Ban đầu, việc thu mua lúa gặp khó khăn, bởi suy nghĩ của bà con người địa phương là trồng lúa chỉ để ăn, khi thừa mới đem bán. Do vậy, Tổ hợp tác vận động các thành viên là cán bộ xã, người đứng đầu thôn, làng tham gia; đồng thời, tuyên truyền, vận động bà con thay đổi tư duy để hướng đến sản xuất lúa hàng hóa”.
Anh Rơ Châm Xuân (làng Brel) cho hay: Với 5 sào lúa JO2 vụ mùa 2020, anh thu được 3 tấn, cao hơn giống lúa truyền thống gần 1 tấn. Tổ hợp tác còn đến tận nơi thu mua với giá 8 ngàn đồng/kg, trong khi đó, các cơ sở xay xát chỉ thu mua 6 ngàn đồng/kg. “Trước đây, dùng giống cũ trồng chỉ để ăn, thậm chí ăn không hết thì làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Sử dụng giống JO2 cho chất lượng gạo ngon, vị thơm, đậm đà và được Tổ hợp tác thu mua. Do đó, tôi vận động người thân sử dụng giống này để nâng cao thu nhập”-anh Xuân nói.
Huyện Ia Grai đang hướng đến xây dựng thương hiệu gạo A Sanh thành sản phẩm OCOP. Ảnh: Vũ Thảo
Huyện Ia Grai xây dựng thương hiệu gạo A Sanh thành sản phẩm OCOP. Ảnh: Vũ Thảo

Hiện nay, Tổ hợp tác nông nghiệp và dịch vụ xã Ia Dêr đã thu hút 42 thành viên tham gia (chủ yếu là thành viên góp vốn). Dù mới qua 2 vụ sản xuất, nhưng có thể thấy việc sử dụng giống lúa JO2 rất phù hợp với thổ nhưỡng ở đây. Theo ông Đặng Lương Minh Điệp-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Dêr, bước đầu đưa sản phẩm gạo A Sanh ra thị trường đã có những tín hiệu tốt. Do đó, từ nay đến năm 2025, xã chủ trương mở rộng diện tích lúa JO2 lên 200 ha (tính cả 2 vụ) để đảm bảo nguyên liệu chế biến gạo. Cùng với đó, xã sẽ vận động nông dân làm thành viên của Tổ hợp tác để gắn kết trách nhiệm và quyền lợi từ việc trồng lúa.

Ông Phan Đình Thắm-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Grai-cho biết: “Năm 2020, sản lượng gạo A Sanh mới chỉ có hơn chục tấn, trong khi sản lượng lúa giống JO2 lên đến 300 tấn. Nguyên nhân do người dân vẫn còn để sử dụng trong gia đình. Chính vì vậy, việc liên kết sản xuất, tiêu thụ sẽ làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con, giúp họ tăng thêm nguồn thu nhập từ làm lúa thương phẩm”.
Hướng đến sản phẩm OCOP
Theo ông Phan Đình Thắm, khi huyện đưa giống lúa JO2 vào gieo trồng thí điểm trên diện tích 50 ha tại một số xã thì hiệu quả cao hơn hẳn. Nếu sử dụng giống lúa địa phương thì năng suất chỉ đạt 4,5 tấn/ha, trong khi đó, giống JO2 đạt đến 6 tấn/ha. Chưa kể, 1 kg lúa JO2 khi xay sẽ được 7 lạng gạo, trong khi giống lúa truyền thống chỉ đạt 5 lạng.
Để đảm bảo nguồn nguyên liệu, Tổ hợp tác cam kết thu mua với giá 8 ngàn đồng/kg, cao hơn 1,5-2 ngàn đồng/kg so với giá thị trường. Sau đó, Tổ hợp tác xay xát, đóng bao bì mang thương hiệu gạo A Sanh và bán ra thị trường với giá 20 ngàn đồng/kg. “Trong năm 2020, thông qua kênh hỗ trợ tiêu thụ của Hợp tác xã Mật ong Phương Di và một số đại lý, gạo làm ra đến đâu bán hết đến đó. Gạo A Sanh được tham gia một số hội chợ, triển lãm của địa phương, bước đầu đã được người tiêu dùng đánh giá cao. Đây là tín hiệu vui trong việc thương mại hóa sản phẩm đặc sản của địa phương”-anh Ksor Tư phấn khởi cho hay.
Năm 2021, huyện Ia Grai phấn đấu có thêm 5 sản phẩm đạt OCOP, trong đó có gạo A Sanh. Hiện Tổ hợp tác đang được hỗ trợ làm các thủ tục liên quan. Theo ông Phan Đình Thắm, từ kết quả bước đầu, năm 2021, huyện tiếp tục mở rộng thêm 100 ha lúa JO2 tại các xã: Ia Hrung, Ia Sao, Ia Krai. Đồng thời, huyện cũng đang hỗ trợ xây dựng gạo A Sanh thành sản phẩm OCOP năm 2021. “Vừa qua, huyện cũng đã làm việc với Tập đoàn Lộc Trời về hướng hợp tác liên kết sản xuất, trong đó có liên kết sản xuất lúa giống JO2. Trên cơ sở các chuyến đi thực tế, Tập đoàn Lộc Trời sẽ hỗ trợ về kỹ thuật, giống, phân bón để xây dựng chuỗi liên kết sản xuất gạo A Sanh. Đây là đòn bẩy để đưa thương hiệu gạo A Sanh ngày một vươn xa trên thị trường”-ông Thắm kỳ vọng.
VŨ THẢO

Có thể bạn quan tâm

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

(GLO)- Nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh khảm lá mì gây ra, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực nhân rộng các giống mì sạch bệnh để thay thế các loại giống cũ có năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh và hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật phòng-chống bệnh khảm lá trên cây mì.

Anh Trần Minh Tuấn (thôn Phú Quang, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) chăm sóc các chậu hoa ngũ sắc của gia đình. Ảnh: Đ.L

Thu nhập khá từ hoa ngũ sắc

(GLO)- Từ những bụi cây ngũ sắc ngoài đồng, người nông dân Gia Lai đã tỉa tót, uốn nắn để chúng thành những chậu bonsai rực rỡ sắc màu đem lại thu nhập khá, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán.

Hội Liên hiệp phụ nữ xã Kon Thụp triển khai "Công trình cây xanh" tại làng Dơ Nâu để góp phần tăng lượng cây xanh trồng trên địa bàn. Ảnh: Người dân cung cấp.

Mang Yang thực hiện tốt mục tiêu trồng cây phân tán

(GLO)-Triển khai Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 7-5-2021 của Ban thường vụ Huyện ủy Mang Yang về trồng cây phân tán trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025, các cấp, ngành của huyện đã tăng cường huy động nguồn lực xã hội, thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn triển khai để trồng và bảo vệ cây xanh.

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Liên tiếp các lô hàng trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu bị nhiều nước nhập khẩu cảnh cáo vì không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hệ thống kênh nhánh dẫn nước tại thủy lợi Plei Keo về làng Vơng Chép (xã Ayun). Ảnh: N.D

Chư Sê chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới

(GLO)- Trước thông tin dự báo về thời tiết diễn biến khắc nghiệt, cộng với việc công trình hồ thủy lợi Ia Ring gặp sự cố, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới cuối vụ Đông Xuân 2024-2025 nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Ngành Nông nghiệp và PTNT phải tăng tốc và bứt phá trong năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Ngành Nông nghiệp và PTNT phải tăng tốc và bứt phá trong năm 2025

(GLO)- Chiều 27-12, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết ngành năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự và chủ trì hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị-Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cùng các bộ, ngành liên quan.