Chân dung 'chuẩn tướng, tỉnh trưởng' chỉ huy đặt bom trụ sở công an

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Nhóm khủng bố ném bom trụ sở công an phường 12 quận Tân Bình do Nguyễn Khanh cầm đầu, móc nối với tổ chức ở nước ngoài, dùng mật danh để liên lạc, chuẩn bị gây ra hàng loạt vụ khủng bố.

Nghi can Nguyễn Khanh - người được xác định cầm đầu vụ khủng bố
Nghi can Nguyễn Khanh - người được xác định cầm đầu vụ khủng bố


Theo kết quả điều tra của Công an TP.HCM, đối tượng được xác định chủ mưu, trực tiếp tổ chức vụ khủng bố là Nguyễn Khanh (sinh 1964, ngụ xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai).

Ngoài Khanh, công an đã bắt tạm giam 6 người nữa để điều tra về hành vi khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân và mua bán trái phép chất nổ.

Bao gồm: Nguyễn Tấn Thành (28 tuổi, con trai ông Khanh), Dương Bá Giang (47 tuổi, cùng ngụ tỉnh Đồng Nai), Vũ Hoàng Nam (22 tuổi, ngụ quận Tân Bình, TP.HCM), cùng bị điều tra hành vi khủng bố.

Nhóm bị can Nguyễn Trung Trực (36 tuổi), Nguyễn Minh Nhật (27 tuổi) và Nguyễn Khắc Sinh Nhật (37 tuổi, cùng ngụ tỉnh Đăk Nông), bị điều tra hành vi mua bán trái phép chất nổ.

Lật đổ chính quyền sẽ được phong chức tước

Khoảng trước năm 2013, khi Quốc hội lấy ý kiến người dân góp ý xây dựng Hiến pháp, do có nhiều bức xúc nên Khanh công khai phản đối điều 4 dự thảo Hiến pháp về sự lãnh đạo của Đảng.

Từ lúc này, các tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài bắt đầu móc nối để lôi kéo, dụ dỗ Khanh tham gia tổ chức khủng bố có tên gọi là Triều đại Việt Nguyễn.

Khanh được các đối tượng từ nước ngoài hứa sẽ phong chức tước cao sau khi lật đổ chính quyền nhân dân, sẽ có nhiều bổng lộc và quyền lực.

Thực tế, các đối tượng đã phong cho Khanh hàm chuẩn tướng, tỉnh trưởng. Nếu thực hiện thành công nhiều vụ khủng bố, gây chấn động thì được phong hàm thiếu tướng, đặc khu trưởng phụ trách nhiều tỉnh thành.


 

Chất nổ được nhóm khủng bố chế tạo bị công an thu giữ
Chất nổ được nhóm khủng bố chế tạo bị công an thu giữ



Do tin tưởng một cách mù quáng vào lời hứa hẹn này, Khanh đã tích cực học các khóa huấn luyện qua mạng để điều nghiên, sử dụng các thành viên khác do tổ chức móc nối nhằm gây ra các vụ khủng bố ở Đồng Nai và TP.HCM.

Khanh cũng tích cực nghiên cứu qua mạng và được hướng dẫn các phương pháp chế tạo quả nổ, cách thức gây khủng bố.

Để có thuốc nổ, Khanh liên hệ mua của nhóm Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Minh Nhật và Nguyễn Khắc Sinh Nhật là những người thu gom vật liệu nổ sau chiến tranh tại khu vực biên giới và từ Lào. Tuy nhiên cả 3 người này chỉ biết Khanh mua về để đào giếng, đào ao.

Dương Bá Giang vốn là thợ sửa xe, có quen biết với một người chuyên gắn thiết bị báo động từ xa trên xe gắn máy nên đã nhờ hướng dẫn cách thức chế tạo thiết bị điều khiển từ xa.

Từ việc được hướng dẫn chế tạo thiết bị báo động, Giang đã chế tạo ra thiết bị điều khiển từ xa để điều khiển ngòi nổ gắn vào quả nổ mà Khanh chế tạo ra trước đó. Thậm chí cha con ông Khanh còn thử nghiệm 3 vụ nổ để kiểm tra "chất lượng sản phẩm" trước khi thực hiện khủng bố.

Hiện trường vụ nổ tại Công an phường 12 Tân Bình
Hiện trường vụ nổ tại Công an phường 12 Tân Bình



Hẹn giờ kích nổ vào thời điểm có nhiều người dân

Sau khi chế tạo thành công quả nổ, nhóm này móc nối với Vũ Hoàng Nam cùng một số đối tượng khác để thực hiện các vụ khủng bố.

Được giao nhiệm vụ, Nam đã đi điều nghiên các địa điểm và chọn trụ sở Công an P.12, Q.Tân Bình là nơi ra tay.

Trước khi đặt quả nổ, Nam đã giả làm người dân xin vào trụ sở công an phường này đi vệ sinh để nắm rõ hoạt động, bố trí bên trong. Dưới sự hướng dẫn từ xa, Nam đã đặt quả nổ tại vị trí tiếp dân, hẹn giờ vào thời điểm có nhiều người dân tới trụ sở làm việc thì kích nổ.

Tuy nhiên do lỗi kỹ thuật, trong khi Nam đang có mặt tại hiện trường thì bị nổ. Vụ nổ khiến hai cán bộ công an phường và một người làm cấp dưỡng tại phường bị thương, chính Nam cũng bị mảnh kính văng trúng mặt.

Hai nghi phạm ném thuốc nổ vào trụ sở công an phường 12 Tân Bình được camera ghi lại
Hai nghi phạm ném thuốc nổ vào trụ sở công an phường 12 Tân Bình được camera ghi lại



Ngoài vụ nổ tại Q.Tân Bình, các đối tượng đã điều nghiên, chuẩn bị khủng bố tại một số trụ sở và nhà riêng của lãnh đạo ở địa phương nhưng Công an TP đã kịp bắt giữ, ngăn chặn trước khi nhóm này hành động.

Theo tướng Phan Anh Minh thông tin tại cuộc họp báo chiều 5-7, nhờ sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng và sự nhiệt tình giúp đỡ của người dân, ngay trưa 22-6 sau khi xảy ra vụ việc, lực lượng công an đã bắt được một đối tượng thuộc nhóm kín ở Đồng Nai để khai thác ra các đầu mối.

Ngày 24-6 thì bắt được Nguyễn Tấn Thành.

Phải 25 tiếng đồng hồ sau, khi giải quyết được vấn đề tâm lý Thành mới khai ra cha mình là người chủ mưu chế tạo quả nổ.

Ngay sau khi xác định được đầy đủ thông tin, 2h sáng 25-6, lực lượng phối hợp, bao gồm cả công binh, đã khám xét nhà riêng của cha Thành là ông Khanh, thu giữ khoảng 10kg thuốc nổ TNT, 8 quả nổ thành phẩm.

Tiếp sau đó, công an bắt giữ thêm 3 đối tượng bán thuốc nổ cho cha con ông Khanh.

Ngày 27-6, PC45 Công an TP bắt giữ Dương Bá Giang ở Trảng Bàng, Tây Ninh và cuối cùng, ngày 2-7 tại Đắk Nông, bắt giữ thêm đối tượng trực tiếp đặt trái nổ là Vũ Hoàng Nam.

Đề phòng hành động "sói đơn độc"

Thiếu tướng Phan Anh Minh - Phó giám đốc Công an TP.HCM cho biết các tổ chức phản động, khủng bố từ nước ngoài liên tục móc nối với các đối tượng hình sự, thiếu hiểu biết có nhiều bức xúc ở trong nước để lôi kéo, dụ dỗ tham gia.

Do biết khả năng tổ chức khủng bố quy mô sẽ rất khó khăn, các đối tượng đang nhắm tới hành động tạo ra các vụ khủng bố “sói đơn độc” (một mình ra tay khủng bố gây hoang mang dư luận - PV), do đó người dân cần thận trọng, tỉnh táo để tránh bị lợi dụng, kích động.

Nhiều trường hợp khác, các tổ chức đã xây dựng các kịch bản để kêu gọi tụ tập đông người gây rối, khi đó sẽ lợi dụng để vu khống lực lượng chức năng và tạo ra các vụ khủng bố.


Gia Minh-Sơn Bình-Phước Tuấn (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Phiên tòa giả định xét xử tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Đak Pơ

Phiên tòa giả định xét xử tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Đak Pơ

(GLO)- Chiều 8-11, Huyện Đoàn Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) phối hợp với các cơ quan tư pháp huyện tổ chức phiên tòa giả định xét xử tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ và giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ tại xã Yang Bắc.

Thanh tra Sở Giao thông-Vận tải kiểm tra điều kiện an toàn kỹ thuật phương tiện kinh doanh vận tải trước khi xuất bến. Ảnh: M.P

Nỗ lực kiềm chế tai nạn giao thông

(GLO)- Trong 10 tháng năm 2024, tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn tỉnh Gia Lai tăng cả số vụ, số người chết và số người bị thương so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện tại, ngành chức năng và chính quyền các địa phương đề ra nhiều giải pháp nhằm kiềm chế, kéo giảm TNGT trong những tháng cuối năm.