Cầu thủ Việt Nam xuất ngoại: Các ngôi sao HAGL đều là... "pháo xịt"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dù là những cầu thủ rất tài năng và giàu quyết tâm, nhưng những ngôi sao xuất thân từ lò đào tạo HAGL là Công Phượng, Xuân Trường hay Tuấn Anh đều không gặt hái được thành công khi ra nước ngoài chơi bóng.
Cầu thủ nhận được nhiều kỳ vọng nhất khi xuất ngoại của HAGL là Nguyễn Công Phượng. Tính đến thời điểm này, chân sút xứ Nghệ đã có tới 3 lần ra nước ngoài chơi bóng tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Bỉ.
Ở lần đầu tiên, khi tới chơi cho Mito Hollyhock, Công Phượng khi ấy mới qua tuổi 20, còn quá thiếu kinh nghiệm cũng như các kỹ năng khác để thích ứng với môi trường bóng đá đẳng cấp như Nhật Bản. Trong màu áo của Mito Hollyhock, Công Phượng hầu như không để lại ấn tượng nào đáng kể về chuyên môn và phải hồi hương sớm.

Công Phượng không thành công trong cả 3 lần xuất ngoại
Công Phượng không thành công trong cả 3 lần xuất ngoại
Sau đó, Công Phượng tới Hàn Quốc chơi cho Incheon United theo bản hợp đồng cho mượn từ HAGL. Được ban huấn luyện đặt niềm tin và tạo khá nhiều cơ hội ra sân thi đấu, nhưng Công Phượng cũng không thể khẳng định được tài năng. Lối chơi bóng dài của Incheon là một bất lợi lớn với cầu thủ không có thể hình lý tưởng và thích chơi kỹ thuật như Công Phượng. Sau khi Incheon có sự thay đổi HLV, Công Phượng cũng mất luôn cơ hội đá chính ở đội bóng này.
Gần nhất, bầu Đức đã giúp Công Phượng được sang Sint-Truidense của Bỉ, cũng với một bản hợp đồng cho mượn. Tại đây, Công Phượng đã tập luyện rất chăm chỉ nhưng không thể tạo ấn tượng tốt với HLV Marc Brys.
Trong suốt thời gian chơi bóng tại châu Âu, Công Phượng chỉ có vẻn vẹn hơn 20 phút được vào sân cho đội một Sint-Truidense tại giải VĐQG Bỉ. Hiện tại, Công Phượng đã về Việt Nam khoác áo cho TP.HCM.
Với Lương Xuân Trường, anh cũng đã được trải nghiệm không khí bóng đá ở nước ngoài 3 lần. Trường "híp" có 2 lần chơi tại Hàn Quốc cho Gangwon, Incheon United và một chuyến sang Thai-League đầu quân cho Buriram.

Xuân Trường xuất ngoại 3 lần và cũng không thành công như kỳ vọng
Xuân Trường xuất ngoại 3 lần và cũng không thành công như kỳ vọng
Tại Buriram, Xuân Trường được ưu ái trong khoảng thời gian đầu mùa giải Thai-League 2019 khi liên tục được đá chính ở vị trí tiền vệ trung tâm sở trường. Nhưng do không có nền tảng thể lực tốt nhất, tất cả những gì Xuân Trường làm được chỉ là 1 bàn thắng và sau đó kết thúc sớm chuyến phiêu lưu này.
Cũng không khá hơn là Tuấn Anh, người được thử sức tại Yokohama ở Nhật Bản. Là người có tài, nhưng Tuấn Anh lại tới Yokohama khi chấn thương chưa hồi phục. Cộng thêm việc khó thích nghi về nhiều vấn đề khác nhau. Tuấn Anh không thể trụ lại đây quá 1 mùa giải.

Tuấn Anh chỉ trụ được ở Yokohama 1 mùa giải
Tuấn Anh chỉ trụ được ở Yokohama 1 mùa giải
Trong số các gương mặt xuất ngoại đáng chú ý khác của bóng đá Việt Nam, Đoàn Văn Hậu cũng không thành công như mong đợi. Tới SC Heerenveen theo bản hợp đồng cho mượn từ Hà Nội FC, trong cả mùa giải 2019/2020, Văn Hậu chỉ được vào sân vẻn vẹn 4 phút cho đội một của CLB Hà Lan tại Cúp quốc gia.

Cả mùa giải, Văn Hậu chỉ có 4 phút chơi cho đội một SC Heerenveen. Ảnh: ZING
Cả mùa giải, Văn Hậu chỉ có 4 phút chơi cho đội một SC Heerenveen. Ảnh: ZING
Với cựu tuyển thủ Lê Công Vinh, anh từng sang Bồ Đào Nha chơi bóng cho Leixoes. Tại đây, CV9 đã để lại đôi chút dấu ấn khi được ra sân ở giải VĐQG Bồ Đào Nha và ghi bàn tại Cúp quốc gia Bồ Đào Nha.
Sau đó, Công Vinh từng trải nghiệm môi trường bóng đá Nhật Bản. Anh chơi cho Consadole Sapporo và có tới 9 trận được ra sân tại J-League 2.

Công Vinh chơi khá tốt tại Consadole Sapporo
Công Vinh chơi khá tốt tại Consadole Sapporo
Đến lúc này, người được đánh giá thành công nhất khi xuất ngoại chắc chắn phải là Đặng Văn Lâm. Ở mùa giải 2019, Lâm "Tây" đã tới Thái Lan khoác áo Muangthong United và ngay lập tức khẳng định được đẳng cấp.
Tại Thai-League 2019, Văn Lâm đã bắt chính trọn vẹn 30 trận đấu cho Muangthong. Đến mùa giải 2020, dù đang gặp khó khăn, nhưng Văn Lâm vẫn thể hiện quyết tâm cao và hoàn toàn đủ khả năng lấy lại vị thế ở đội bóng Thái Lan.

Đặng Văn Lâm là cầu thủ Việt Nam thành công nhất khi xuất ngoại
Đặng Văn Lâm là cầu thủ Việt Nam thành công nhất khi xuất ngoại
Long Nguyên (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Tennis là một trong những môn thể thao bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự phát triển của pickleball. Ảnh: L.V.N

Pickleball “lấn sân” tennis

(GLO)- Pickleball đang có sự phát triển mạnh mẽ trong cả nước và Gia Lai cũng không ngoài cuộc. Môn thể thao mới này thậm chí còn “lấn sân” những môn thể thao truyền thống, đặc biệt là tennis.

Hàng năm, các giải thể dục-thể thao được địa phương tổ chức. Ảnh: K.P

Ia Nhin đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng

(GLO)- Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã quan tâm, đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao, góp phần nâng cao đời sống, sức khỏe, tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

U80 vẫn đam mê chạy bộ

U80 vẫn đam mê chạy bộ

(GLO)- Dù tuổi cao nhưng vợ chồng ông Lê Đình Quốc (SN 1950, tổ 7, phường Thống Nhất, TP. Pleiku) và bà Lê Thị Thu (SN 1952) vẫn tham gia đều đặn các giải chạy bộ trong và ngoài tỉnh. Sức khỏe và nghị lực của cặp runner U80 này khiến nhiều người thán phục.

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

(GLO)- Sau 2 lần tổ chức, Giải Việt dã “Chinh phục đỉnh Pờ Yầu” đã tạo nên thương hiệu trong làng việt dã. Cuối tuần này, 550 vận động viên (VĐV) sẽ tiếp tục chinh phục cung đường lên đỉnh Pờ Yầu (làng Pờ Yầu, xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai). Giải chạy hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn.

Sức sống từ thể thao đô thị

Sức sống từ thể thao đô thị

Giải Pickleball vô địch quốc gia lần thứ nhất sắp khởi tranh có đến hơn 60 câu lạc bộ (CLB) trên toàn quốc tham gia. Qua đó cho thấy tốc độ phát triển như của môn thể thao này dù mới “gia nhập” vào Việt Nam trong khoảng 5 năm gần đây.

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

(GLO)- Từng là “cái nôi” của bóng chuyền dân tộc thiểu số nhưng sau đó, Krông Pa rơi vào khoảng trống về tài năng. Hiện nay, những người đam mê môn thể thao này vẫn âm thầm ươm tài năng trẻ với hy vọng vực dậy phong trào bóng chuyền nơi “chảo lửa”.

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

(GLO)- Sau hơn 1 tuần tranh tài sôi nổi tại TP. Pleiku, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia lần thứ 33 đã khép lại với những dấu ấn đáng nhớ. Những đổi thay về luật thi đấu, độ tuổi, hạng cân, trang phục của vận động viên (VĐV)... được kỳ vọng sẽ tạo ra bước ngoặt để đưa tinh hoa võ Việt vươn xa.