Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai:

Cần hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo sự đồng bộ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Trong chương trình phiên họp thứ 21 vào ngày 20-3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn các nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tòa án và kiểm sát. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các Phó Chủ tịch Quốc hội chủ trì phiên chất vấn. Phiên họp được kết nối trực tuyến đến 62 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Dự phiên chất vấn tại điểm cầu Nhà Quốc hội có Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang. Dự phiên chất vấn tại điểm cầu tỉnh Gia Lai có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn; Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Siu Hương; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Mah Tiệp.

Phát biểu khai mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định: Ngành Tòa án và Kiểm sát nhân dân có vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm hệ thống pháp luật được thực hiện một cách nghiêm minh, góp phần tích cực vào công tác phòng-chống tham nhũng, tiêu cực theo chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Bên cạnh những kết quả hết sức nổi bật trong thời gian qua, lĩnh vực tòa án và viện kiểm sát nhân dân vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: một số vụ án giải quyết quá thời hạn luật định do nguyên nhân chủ quan; tỷ lệ bản án quyết định hành chính bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan chưa đạt chỉ tiêu của Quốc hội đề ra; tỷ lệ kháng nghị phúc thẩm án hành chính, kháng nghị giám đốc thẩm án dân sự chưa đạt chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: “Tôi tin tưởng rằng, qua phiên chất vấn và trả lời chất vấn sẽ tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của ngành Tư pháp, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đòi hỏi trong giai đoạn mới. Phấn đấu đến năm 2030, hoàn thành cơ bản mục tiêu xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tổ chức, cá nhân”.

Quang cảnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại điểm cầu tỉnh Gia Lai. Ảnh: Quang Tấn

Quang cảnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại điểm cầu tỉnh Gia Lai. Ảnh: Quang Tấn

Tại phiên họp, các đại biểu Quốc hội đã chất vấn Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí nhiều vấn đề được dư luận và cử tri quan tâm trong lĩnh vực tư pháp.

Nhận định công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng là một nhiệm vụ phức tạp, đại biểu Siu Hương cho rằng: Qua giám sát và hệ thống pháp luật hiện hành cho thấy cần hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo sự đồng bộ để thực hiện hiệu quả hơn. Đề nghị Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết giải pháp cụ thể trong hoàn thiện hệ thống pháp luật và một số biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật trong công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng, tiêu cực.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Siu Hương, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí cho rằng: Về việc hoàn thiện thể chế, ngành Kiểm sát mong mỏi rất nhiều vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, sớm giải thích, hướng dẫn các quy định của pháp luật. Thời gian qua, có những vụ việc nghiêm trọng do một số đơn vị, cơ quan áp dụng văn bản quy phạm pháp luật có mâu thuẫn với quy định của luật, dẫn đến sai phạm gây ảnh hưởng lớn.

Do vậy, cần thường xuyên, liên tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật, đặc biệt trong bối cảnh thực tế đời sống diễn biến rất nhanh và đa dạng.

Về nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục pháp luật, theo Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan kiểm sát không trực tiếp có chức năng tuyên truyền pháp luật mà hướng tới hiệu quả giáo dục pháp luật thông qua việc hoàn thành tốt nhiệm vụ của ngành, phối hợp chặt chẽ cùng các cơ quan có liên quan trong nhiệm vụ này.

Đại biểu Siu Hương-Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tham gia chất vấn. Ảnh: Quang Tấn

Đại biểu Siu Hương-Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tham gia chất vấn. Ảnh: Quang Tấn

Tại điểm cầu Nhà Quốc hội, đại biểu Lê Hoàng Anh-Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai-phát biểu: Trên thực tế, Viện Kiểm sát thì luôn luôn phải chờ kết quả từ cơ quan khác (ví dụ như chờ kết quả của cơ quan giám định). Phải chăng với các vụ án nhạy cảm, phức tạp, quan trọng, Viện Kiểm sát luôn phải chờ các cơ quan cung cấp như vậy hay là do chúng ta còn đang có lỗ hổng về mặt pháp luật?

Trả lời nội dung này, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí khẳng định, vụ án nào có vấn đề nhạy cảm phải chờ giám định. Những vụ án bình thường có thể xác định được hậu quả, nhưng có những vụ án phức tạp bắt buộc trong quy trình tố tụng phải có cơ quan chuyên môn xác định hậu quả.

Phát biểu bế mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng: Vấn đề được lựa chọn chất vấn là đúng và trúng vừa có tính thời sự, vừa là những vấn đề quan trọng gắn chặt với yêu cầu cải cách tư pháp, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các vị đại biểu Quốc hội từ kinh nghiệm hoạt động của mình đã nêu câu hỏi phản ánh sát với diễn biến thực tế và đời sống, nguyện vọng của cử tri và người dân. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, cùng các bộ trưởng và trưởng ngành đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, nắm chắc thực trạng ngành, lĩnh vực phụ trách đã nghiêm túc, cầu thị, lắng nghe và tiếp thu đầy đủ ý kiến xác đáng của các đại biểu Quốc hội, thẳng thắn giải trình làm rõ nhiều vấn đề. Sau phiên chất vấn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ ban hành nghị quyết để làm cơ sở thực hiện và giám sát.

Có thể bạn quan tâm

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

(GLO)- Sau khi tổng thống Biden quyết định cho Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ để tấn công vào lãnh thổ Nga, Anh và Pháp cũng liền có động thái tương tự. Một số nguồn tin dự đoán vài ngày tới có thể Ukraine sẽ tiến hành những đợt tấn công đầu tiên vào đối phương với tên lửa có tầm bắn tới 306 km.

Đức xuống nước thừa nhận sai lầm, Tổng thống Trump nói Nga và Ukraine phải dừng lại

Đức xuống nước thừa nhận sai lầm, Tổng thống Trump nói Nga và Ukraine phải dừng lại

(GLO)- Hãng tin Reuters ngày 15/11 đưa tin Thủ tướng Đức Scholz trong cuộc phỏng vấn với báo Sueddeutsche Zeitung, thừa nhận Đức phải thay đổi mức chi tiêu để ứng phó với "tình trạng khẩn cấp về tài chính" do xung đột ở Ukraine gây ra, sau khi phe đối lập trung hữu đề cập chính sách "phanh nợ".