Cần có luật sử dụng xe công

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mỗi năm, ngân sách phải chi gần 13 ngàn tỷ đồng thuê lái xe, bảo dưỡng, sửa chữa, xăng dầu... cho 40 ngàn xe công trên cả nước.

Chuyện sử dụng xe công tốn kém đã gây bức xúc cho Chính phủ, trước khi gây bức xúc cho xã hội, dù người dân là đối tượng nộp thuế chính để “nuôi” xe công.

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thí điểm khoán xe công đã được nhiều địa phương thực hiện mấy năm nay nhưng chưa thể lan tỏa trên phạm vi cả nước và Nhà nước vẫn phải gánh tất cả phí tổn. Việc hạn chế mua sắm xe mới tuy nói nhiều nhưng thực hiện vẫn chưa được bao nhiêu. Người ta còn so sánh việc lãng phí do sử dụng xe công với việc lãng phí “ở tầm vĩ mô” vì thua lỗ của hàng chục dự án do Bộ Công thương quản lý, từ đó thấy đây chỉ là “chuyện nhỏ như con thỏ”. Nếu cứ so sánh kiểu như thế, tính toán kiểu như thế thì quốc gia sẽ vỡ nợ trong một ngày không xa.

Nhìn sang những nước giàu, xe công ở đó rất ít. Ở Hà Lan, quan chức đi làm bằng... xe đạp. Các nước Bắc Âu hoàn toàn không có chế độ xe đưa đón tại nhà. Ở Nhật Bản, Văn phòng Chính phủ thuê xe của công ty tư nhân phục vụ quan chức, mỗi chuyến đi đều được ghi nhận cụ thể giờ giấc, đoạn đường. Thủ tướng và Bộ trưởng có xe đưa đón nhưng không có tài xế riêng; xe được sử dụng tối đa, không có chuyện xe chờ người.

Tóm lại, nếu cứ dừng ở thí điểm khoán xe công thì mọi sự vẫn như cũ. Cần có hẳn một luật về sử dụng xe công, quy định thật rõ ràng, và tính ngay được hàng năm tốn phí bao nhiêu trên phạm vi toàn quốc. Và rất cần tính toán chi li, xem giữa đi xe công với đi xe thuê, cái nào tiết kiệm hơn, tiết kiệm được bao nhiêu? Chế độ xe phục vụ đi công tác xa thế nào, những việc cần đi, những nơi cần đến thì sử dụng xe ra sao? Từ đó mới có chế độ khoán thích hợp. Đừng để cán bộ, công chức, viên chức lấy cớ không có xe để từ chối đi công tác cơ sở. Chính vì phải tính toán rất nhiều mặt nên cần có luật. Khi xây dựng luật, buộc phải tính toán thực tế, hợp lý, có ngay kết quả. Còn nếu cứ duy trì hình thức “thí điểm” như lâu nay thì mọi sự rồi vẫn như thế, không thể thay đổi được.

Người ta nói, Việt Nam là nước nghèo nhưng rất thiếu ý thức tiết kiệm. Cái đó có thật. Hãy so sánh giữa cảnh quan chức vào nhà hàng gọi món tùm lum, ăn không hết rồi bỏ với cách sử dụng xe công hết sức lãng phí, mà kết quả những chuyến đi như thế nhiều khi bằng không, mới thấy hết nỗi đau khổ của người dân nộp thuế. Với họ, xe công là chuyện xa lạ. Nhưng họ phải nộp thuế nuôi xe công, đó là cái chắc. Mỗi đồng tiền từ tài sản quốc gia phải lao động, vun vén, chắt bóp mới có được. Vì vậy, không tiết kiệm thì quốc gia không bao giờ phát triển được.

Với Chính phủ bây giờ, tiết kiệm chính là kiến tạo. Bởi tiết kiệm, giảm chi phí là làm tăng ngân sách. Dầu mỏ có thể rồi sẽ cạn, nhưng nếu mỗi người dân Việt Nam, mỗi quan chức Việt Nam có ý thức tiết kiệm thì của cải sẽ nảy lên từ đó. Số của cải do tiết kiệm quốc gia có khi còn lớn hơn cả tiền bán dầu thô. Từ luật sử dụng xe công sẽ dẫn tới luật tiết kiệm quốc gia. Đó là con đường không thể khác.

Thanh Thảo

Có thể bạn quan tâm

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm