Các bộ, ngành trả lời kiến nghị của cử tri về tăng định mức hỗ trợ đất sản xuất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Các bộ, ngành trả lời kiến nghị của cử tri Gia Lai về tăng định mức hỗ trợ đất sản xuất

*Ủy ban Dân tộc

Kiến nghị:

Đối với nội dung “Hỗ trợ đất sản xuất” thuộc Dự án 1 (giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030: Qua rà soát, trên địa bàn của nhiều huyện thuộc tỉnh Gia Lai hiện không có quỹ đất để hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất, vì vậy để thực hiện được nội dung này, đề nghị Ủy ban Dân tộc xem xét, bổ sung thêm khoản 1 Điều 9 Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30-6-2022 “Cho phép người dân được chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng đất sản xuất bằng nguồn kinh phí được hỗ trợ”, đồng thời tăng định mức hỗ trợ đất sản xuất bằng 44 triệu đồng/hộ (ngân sách trung ương hỗ trợ 40 triệu đồng/hộ; ngân sách địa phương hỗ trợ 4 triệu đồng/hộ).

Trả lời:

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh (tại Công văn số 343/TB-VPCP ngày 1-11-2022 của Văn phòng Chính phủ) trong đó giao Ủy ban Dân tộc khẩn trương chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Giao thông-Vận tải, Tư pháp và cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về kinh phí và cơ chế hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho 6 nội dung hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, đầu tư cứng hóa đường đến trung tâm xã, xây dựng, cải tạo, nâng cấp mạng lưới chợ thuộc Chương trình dân tộc thiểu số và miền núi theo trình tự, thủ tục rút gọn. Hiện nay, Ủy ban Dân tộc đang trình Bộ Tư pháp thẩm định, sau đó sẽ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về mức và cơ chế đầu tư 6 nội dung trên. Tại dự thảo quyết định, Ủy ban Dân tộc đã bổ sung nội dung “cho phép người dân được chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng đất sản xuất bằng nguồn kinh phí được hỗ trợ” vào nội dung cơ chế thực hiện.

Về đề xuất tăng định mức hỗ trợ, Ủy ban Dân tộc đã đề xuất theo định mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương đã được Hội đồng thẩm định nhà nước thông qua tại Báo cáo nghiên cứu khả thi. Các tỉnh có thể căn cứ vào ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác để bổ sung, tăng định mức hỗ trợ cho các đối tượng thụ hưởng tại địa phương mình.

Có thể bạn quan tâm

Nghi tự tử do nợ nần

Nghi tự tử do nợ nần

(GLO)-

Theo người thân, có thể do một khoản nợ chưa có tiền trả nên anh M. nghĩ quẩn. Lực lượng chức năng của tỉnh tiếp tục điều tra nguyên nhân tử vong của anh N.H.M. (SN 2003, thôn 1, xã Trà Đa, TP. Pleiku).

Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu đang mang về hàng tỷ USD lợi nhuận, nhưng các chuyên gia cảnh báo, tình trạng bán sầu riêng non, chạy theo số lượng - bỏ chất lượng có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho cả ngành hàng rất tiềm năng và lợi thế này.
Chi trả gần 1,1 tỷ đồng bảo hiểm cho khách hàng

Chi trả gần 1,1 tỷ đồng bảo hiểm cho khách hàng

(GLO)-Sáng 22-7, Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) phối hợp với BIDV Nam Gia Lai chi trả quyền lợi bảo hiểm trị giá gần 1,1 tỷ đồng cho gia đình khách hàng Phạm Văn Tụng (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai).
Pleiku có 115 hội viên, phụ nữ đã thoát nghèo và cận nghèo

Pleiku có 115 hội viên, phụ nữ đã thoát nghèo và cận nghèo

(GLO)- Chiều 17-7, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) TP. Pleiku tổ chức hội nghị Ban Chấp hành lần thứ VIII (mở rộng) để sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ TP. Pleiku lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2021-2026), sơ kết công tác Hội và phong trào phụ nữ 6 tháng đầu năm 2024.