Cả nước có hơn 27.000 hộ nông dân thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Chiều 12-12, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 61 Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá kết quả 10 năm thực hiện Kết luận số 61-KL/TW ngày 3-12-2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân giai đoạn 2010-2020” và Quyết định số 673/QĐ-TTg ngày 10-5-2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn giai đoạn 2011-2020.
Các đồng chí: Nguyễn Xuân Phúc-Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; Trương Thị Mai-Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương, Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 61 Trung ương chủ trì hội nghị.
Tham dự hội nghị tại điểm cầu Gia Lai có đồng chí Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể. Hội nghị cũng được kết nối đến 17 điểm cầu tại các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
Theo đánh giá, qua 10 năm thực hiện Kết luận số 61 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định số 673 của Thủ tướng Chính phủ đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Cụ thể, đã xây dựng Quỹ Hỗ trợ nông dân từ Trung ương đến cấp huyện được trên 3.624 tỷ đồng và hỗ trợ cho gần 569.000 lượt hộ nông dân tham gia các dự án nhóm hộ xây dựng các mô hình sản xuất kinh doanh.
Cùng với đó, Hội Nông dân các cấp đã hỗ trợ cho hội viên, nông dân tiếp cận với các nguồn vốn, mở hàng ngàn lớp tập huấn, đào tạo nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật, trình diễn các mô hình điểm, liên kết bao tiêu sản phẩm và hội nhập quốc tế… giúp nông dân có điều kiện đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Hàng năm có trên 3,6 triệu hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, trên 2,2 triệu hộ có thu nhập từ 100 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng, trên 775.000 hộ thu nhập từ 200 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng, trên 505.000 hộ thu nhập từ 300 triệu đồng đến 1 tỷ đồng, hơn 27.000 hộ thu nhập trên 1 tỷ đồng.
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Gia Lai. Ảnh: Ngọc Sang
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Gia Lai. Ảnh: Ngọc Sang
Hàng năm, các hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp đã giúp trên 220.000 hộ nghèo về vật tư nông nghiệp, ngày công lao động, tiêu thụ sản phẩm... trị giá hơn 4.800 tỷ đồng; tạo việc làm tại chỗ cho hơn 11 triệu lao động; giúp cho trên 1 triệu hộ nghèo có thêm nguồn lực để phát triển sản xuất, 100 ngàn hộ nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu; thu nhập của dân cư ở khu vực nông thôn đã tăng gấp 3,92 lần và đạt gần 157% so với mục tiêu đề án; tỷ lệ hộ nghèo nông thôn ước đến cuối năm 2020 còn dưới 3%. Đến nay, cả nước hiện có trên 94.000 chi hội, trên 154.000 tổ hội với trên 10 triệu hội viên nông dân, chiếm gần 86% so với tổng số hộ nông dân, vượt hơn 14% so với mục tiêu đề án...
Tại Gia Lai, qua 10 năm thực hiện Đề án 61, nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân của Trung ương và địa phương cho hội viên vay với tổng số tiền 1,13 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 234 lao động nông thôn. Phối hợp với ngành chức năng thành lập 303 hợp tác xã; đào tạo nghề cho hơn 52.200 lao động nông thôn; phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tạo điều kiện cho 23.292 hộ nông dân tiếp cận vốn vay để sản xuất với dư nợ gần hơn 2.300 tỷ… Hội cũng đã vận động hội viên tham gia chương trình xây dựng nông thôn mới như: đóng góp 90.000 ngày công, hiến hơn 400.000 m2 đất làm mới đường giao thông nông thôn...
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao kết quả đạt được qua 10 năm triển khai thực hiện Kết luận 61 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định số 673 của Thủ tướng Chính phủ. Qua đây, Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ ra một số vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong quá triển khai thực hiện.
Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đề nghị trong thời gian tới, các cấp, ngành, địa phương tiếp tục quan tâm, chỉ đạo triển khai thực hiện tốt Kết luận 61 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định số 673 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, Hội Nông dân các cấp phải phát huy tốt vai trò là cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 61 để tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương có các chủ trương, chính sách thực chất, hiệu quả hỗ trợ cho người nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp; nâng cao vai trò, vị thế để xây dựng giai cấp nông dân tiến bộ trong thời kỳ hội nhập; không ngừng nâng cao mức sống cho nông dân và giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn, miền múi; đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới ở các địa phương...
NGỌC SANG

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.