(GLO)- Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) đã bước sang năm thứ 6; được triển khai đồng bộ, rộng khắp ở tất cả các địa phương.
Các sản phẩm chờ xếp hạng OCOP 5 sao (ảnh nguồn vneconomy.vn)
Đến nay, cả nước đã có hơn 13.000 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên (tăng hơn 4.000 sản phẩm so với cuối năm 2022) và hơn 7.000 chủ thể OCOP (hơn 32% là hợp tác xã, hơn 22% doanh nghiệp, hơn 39% cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh, còn lại là tổ hợp tác).
Về đánh giá lại các sản phẩm OCOP cấp quốc gia đã được công nhận năm 2020, có 4 sản phẩm tiếp tục được xếp hạng OCOP 5 sao. Theo quy trình, sản phẩm OCOP 1 và 2 sao do cấp huyện xếp hạng. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xếp hạng và cấp chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao. Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương có thẩm quyền xem xét hồ sơ, đánh giá, chấm điểm và xếp hạng OCOP 5 sao, sau đó trình Chính phủ để Thủ tướng ra quyết định công nhận sản phẩm OCOP 5 sao.
Chương trình OCOP đã có tác động tích cực đến phát triển kinh tế nông thôn, đặc biệt là ở việc thúc đẩy chuyển đổi về tổ chức sản xuất khu vực nông thôn theo hướng liên kết chuỗi giá trị, xây dựng vùng nguyên liệu ổn định.
(GLO)-Nhờ mạnh dạn chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng mía và trồng dâu nuôi tằm, nhiều nông dân trên địa bàn xã Hbông, huyện Chư Sê đã có thu nhập cao.
(GLO)- Phát huy tinh thần “tuổi cao, gương sáng”, nhiều người cao tuổi ở huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tích cực tăng gia sản xuất để phát triển kinh tế gia đình, trở thành chỗ dựa vững chắc cho con cháu.
(GLO)- Để nâng cao chất lượng, giá trị cho hàng nông sản, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, vận động, hướng dẫn và hỗ trợ người dân sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP.
(GLO)- Minh bạch đầu vào, đảm bảo chất lượng đầu ra, từng bước nâng tầm giá trị hạt cà phê là hướng đi của nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã ở Gia Lai để xây dựng ngành hàng cà phê bền vững, vươn tới các thị trường khó tính.
(GLO)- Thực hiện chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến 2024, huyện Kông Chro được phân bổ hơn 240,3 tỷ đồng (vốn đầu tư hơn 177 tỷ đồng, vốn sự nghiệp hơn 63,3 tỷ đồng).
(GLO)- Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Mang Yang đã triển khai hỗ trợ sinh kế phù hợp theo nhóm cộng đồng, từ đó tiếp thêm động lực để người dân vươn lên thoát nghèo.
(GLO)- Những năm qua, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tái canh diện tích cà phê già cỗi, kém chất lượng, đồng thời hỗ trợ giống cà phê chất lượng cao cho bà con nông dân. Nhờ đó, năng suất, chất lượng cà phê được nâng cao.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, đến 9h sáng nay (11/9), lượng nước về hồ chứa thuỷ điện Thác Bà đã giảm xuống còn 3150 m3/s, tổng lưu lượng xả là 3200 m3/s (lượng xả nhiều hơn nước về hồ).
Sáng 10/9, Sở NN-PTNT phối hợp với Công ty Cổ phần Net Zero Carbon tổ chức Tọa đàm về quy trình khép kín “Lúa sạch hơn, xanh hơn, tăng năng suất, đo lường và bao tiêu giảm phát thải khí nhà kính”.
(GLO)- Huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đang nỗ lực phủ kín các giống mì sạch bệnh thay thế cho các loại giống cũ có năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh. Đồng thời, huyện vận động người dân thay đổi phương thức sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế.
(GLO)- Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Gia Lai Đoàn Ngọc Có, chuyển đổi số là xu thế tất yếu để phát triển ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững.
(GLO)- Những năm qua, ông Nay Yer (buôn Mi Hoan, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) luôn được bà con yêu mến, tin tưởng. Bởi lẽ, ông là điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế và thường xuyên vận động, hướng dẫn bà con học tập làm theo.
(GLO)- Sau gần 6 năm đi vào hoạt động, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp hữu cơ Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã trở thành điểm tựa vững chắc cho các thành viên trong việc liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản và tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương.
(GLO)- Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Chư Prông khóa XVII (nhiệm kỳ 2020-2025) đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 20-12-2021 về việc “Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, chú trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”.
(GLO)-Những năm gần đây, nhiều hộ dân ở xã Kon Gang (huyện Đak Đoa) đã tận dụng diện tích đất đồi núi hoặc chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng tre Đài Loan lấy măng gắn với chế biến các sản phẩm từ cây măng để cải thiện thu nhập.
Ngày 8/9, UBND tỉnh Bình Định cho biết lãnh đạo tỉnh đã đồng ý chủ trương chấm dứt hoạt động dự án chăn nuôi, sản xuất và xuất khẩu thịt, giống gia cầm công nghệ cao 4.0 Minh Dư Bình Định.
Sáng thức dậy, chủ vườn sầu riêng tại xã Quốc Oai (huyện Đạ Tẻh) tá hỏa vì hàng chục cây sầu riêng đang thu hoạch bị kẻ xấu cạo lóc hết vỏ ở gốc và dùng dao chặt vào thân cây.
(GLO)- Tại Nghị định số 106/2024/NĐ-CP, Chính phủ đã có chính sách khuyến khích các cơ sở chăn nuôi sẽ được hỗ trợ đến 1 tỷ đồng để xử lý chất thải chăn nuôi từ ngày 20-9-2024.
(GLO)- Sau hơn 13 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Gia Lai dần được hoàn thiện theo hướng đồng bộ, góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.
(GLO)- Triển khai thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, trong năm 2023, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã hỗ trợ 53 con bò sinh sản cho các hộ nghèo, cận nghèo.
(GLO)- Đón đầu nguồn nước từ công trình thủy lợi Plei Keo, gần 4 năm trước, người dân xã Ayun (huyện Chư Sê) đã đưa những cây cà phê đầu tiên về trồng trên vùng đất pha cát cằn cỗi. Đến nay, diện tích cà phê ở Ayun không ngừng tăng, góp phần đưa cuộc sống người dân nơi đây ngày một khởi sắc.
(GLO)- Từ các nguồn lực đầu tư của Nhà nước, xã Kon Chiêng (huyện Mang Yang) không chỉ hoàn thiện cơ sở hạ tầng mà tập trung phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Nhờ vậy, bộ mặt nông thôn của xã đang ngày càng khởi sắc.
(GLO)- Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và tuân thủ nghiêm quy trình canh tác, Hợp tác xã (HTX) Rau an toàn thị trấn Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã nâng tầm sản phẩm rau quả, giúp bà con nông dân thay đổi nhận thức trong canh tác nông nghiệp theo hướng bền vững.