Buồn vui nghề bán dạo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ra trường với tấm bằng cơ khí trên tay nhưng Nguyễn Hoàng Trung (tổ dân phố 1, phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) lại tạm gác niềm đam mê của mình để chuyển sang làm nghề buôn bán dạo phụ giúp gia đình. Và Gia Lai là một trong những nơi mà chàng trai sinh năm 1990 này lựa chọn để mưu sinh.  

“Ai mua muối không-muối hạt đây…”

Tiếng rao văng vẳng phát ra từ cái loa gắn trên chiếc xe tải nhỏ màu trắng đã không còn xa lạ với người dân thị xã An Khê suốt 2 năm qua. Hễ nghe tiếng rao từ đầu xóm, ai có nhu cầu mua chạy ra đường vẫy tay đón đợi. Trước đây, cũng với chiếc loa ấy, Trung lái xe len lỏi khắp các đường làng, ngõ hẻm để bán vôi nông nghiệp. Vôi do gia đình Trung nhập ở Ninh Bình về Khánh Hòa, sau đó được anh chở dần đi bán dạo. Vượt quãng đường dài hàng trăm cây số, buôn bán ở nhiều nơi, song Gia Lai là thị trường mà Trung cho là ổn định nhất. “Vào mùa sản xuất, mỗi ngày tôi bán được trung bình 3,5 tấn, lai rai cũng được 2-3 tấn. Tiền lời thu về tuy không nhiều nhưng cũng san sẻ được với ba mẹ những khó khăn trong gia đình và lo cho 2 em tôi ăn học”-Trung tâm sự.

 

Anh Trung đang giao muối cho khách. Ảnh: H.T
Anh Trung đang giao muối cho khách. Ảnh: H.T

Được 3 năm, trước sự cạnh tranh của thị trường, đồng thời nắm bắt được nhu cầu mới của người dân những nơi đi qua nên Trung đã quyết định chuyển từ bán vôi bột sang bán muối hạt. Bởi lẽ, theo anh, muối ăn không chỉ cần thiết trong khẩu phần ăn hàng ngày của con người mà còn của cả vật nuôi. “Ở Gia Lai, lượng gia súc khá lớn, nếu mở rộng ra thêm các tỉnh giáp ranh khác như Phú Yên, Kon Tum, Đak Lak thì thị trường càng ổn định. Hơn nữa, sản xuất muối hạt thô lại là thế mạnh của miền biển quê tôi, buôn bán mà được thì cũng là góp công lớn giúp bà con ở nhà”-Trung phân tích.

Để thuận tiện cho việc buôn bán và giảm bớt chi phí vận chuyển, Trung bàn với gia đình vay tiền mua và thuê thêm 4 chiếc xe tải, đồng thời xây dựng kho muối đặt tại TP. Pleiku với sức chứa khoảng 7 tấn. Từ đây, 5 chiếc xe (trong đó có 1 xe do Trung làm tài xế) sẽ lấy hàng và tỏa ra khắp các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai lẫn các tỉnh lân cận để bán. Bình quân mỗi ngày, Trung bán được 15 bao muối (50 kg/bao) với giá dao động từ 1.200 đồng đến 1.500 đồng/kg. Trừ chi phí xăng xe và thuê tài xế, phụ bán, hàng tháng, Trung lời được 2-3 triệu đồng.

Buồn vui cùng nghề

Cuộc hành trình buôn bán dạo tuy không quá dài song cũng đã cho Trung nhiều kỷ niệm. Trong đó, điều làm Trung cảm thấy ấm áp và nhớ nhất chính là tình người ở những nơi mà anh đi qua. “Có lẽ do tôi bán buôn thật thà, giữ chữ tín với lại tính tình cũng hòa đồng nên đi đến đâu cũng được bà con thương quý. Có nhiều người thấy mình còn trẻ, lại chưa có gia đình nên cứ mai mối, thậm chí hứa gả con gái cho nhưng mà làm cái nghề long đong nay đây mai đó thế này, tôi đâu dám nghĩ nhiều. Tuy nhiên nhờ vậy mà tôi vơi bớt nỗi nhớ nhà”-Trung bộc bạch.

Bà Nguyễn Thị Sáu (thôn 2, xã Thành An, thị xã An Khê) vui vẻ nói: “Nhà có trại heo và trên chục con bò nên nhu cầu muối cho đàn gia súc rất lớn. Trước đây, mỗi lần đi mua rất bất tiện nên từ khi có xe muối dạo của cậu Trung đến tận nhà để bán, tôi theo luôn. Tính tình cậu ấy cũng rất thoải mái, bán buôn dễ thương nên tôi hay mua rồi trở thành khách “ruột” đến giờ”.

Thuận lợi là thế, song các thương lái khắp nơi cũng bắt đầu “hành nghề” bán muối dạo nhiều, lại di chuyển bằng xe máy nên giá thấp hơn, tạo sự cạnh tranh lớn. Việc buôn bán cũng trở nên khó khăn hơn. Có thời điểm, xe muối của Trung đi sao về vậy hoặc cả ngày chỉ bán được vài kg. Đó là chưa kể trường hợp xe bị hỏng hóc trên đường hay mưa bão không di chuyển được, phải đậu xe tạm bợ chờ nắng lên, coi như thất thu một thời gian dài.

“Giờ giúp được gia đình ngày nào hay ngày đó, chờ các em lớn có việc làm ổn định tôi sẽ quay về với nghề cơ khí chứ công việc này cũng chỉ tạm thời. Có thể tôi sẽ mở một xưởng cơ khí tại quê nhà vì đó là đam mê từ nhỏ của bản thân”-Trung cho biết.

Hồng Thi

Có thể bạn quan tâm

Các xã không sắp xếp: Hoạt động hiệu quả nhưng vẫn còn nhiều khó khăn

Các xã không sắp xếp: Hoạt động hiệu quả nhưng vẫn còn khó khăn

(GLO)- Trên địa bàn phía Tây của tỉnh Gia Lai có 7 xã biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia không tiến hành sắp xếp đơn vị hành chính. Tuy điều kiện khó khăn nhưng đội ngũ cán bộ, công chức đã tích cực bắt nhịp, làm việc hiệu quả. Dù vậy, vẫn còn những khó khăn, vướng mắc cần sớm được tháo gỡ.

Gia Lai tổ chức xe đưa, đón hơn 380 công chức, viên chức đến công tác tại tỉnh Bình Định (cũ)

Gia Lai tổ chức xe đưa, đón hơn 380 công chức, viên chức đến công tác tại tỉnh Bình Định (cũ)

(GLO)- Ngày 11-7, Sở Xây dựng Gia Lai đã ban hành Công văn số 124/SXD-VT thông báo phương án đưa, đón cán bộ, công chức, viên chức và người lao động công tác tại các cơ quan Đảng, Nhà nước, MTTQ, đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh Gia Lai (cũ) đến công tác tại tỉnh Bình Định (cũ) và ngược lại.

Cấp sổ đỏ lần đầu ngay tại xã, phường: Bước đột phá trong cải cách hành chính

Cấp sổ đỏ lần đầu ngay tại xã, phường: Bước đột phá trong cải cách hành chính

(GLO)- Từ ngày 1-7, UBND cấp xã sẽ thực hiện cấp sổ đỏ lần đầu cho cá nhân, hộ gia đình. Đây được xem là bước đột phá trong cải cách hành chính. Không chỉ là sự nỗ lực nhằm cụ thể hóa chủ trương xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, quy định này còn thể hiện rõ nét mục tiêu “vì dân phục vụ”.

Kbang: Nam thanh niên đuối nước khi đi tắm tại lòng hồ

Gia Lai: Tìm thấy thi thể nam thanh niên đuối nước tại lòng hồ Thủy điện An Khê-Ka Nak

(GLO)- Thiếu tá Phùng Văn-Phó Trưởng Công an xã Kbang (tỉnh Gia Lai) cho biết: Khoảng 7 giờ 40 phút ngày 10-7, Đội Cảnh sát PCCC và CNCH khu vực An Khê và Công an xã Kbang đã vớt được thi thể em L.Đ.T. (SN 2007, trú tại tổ 3, xã Kbang) bị đuối nước tại khu vực lòng hồ Thủy điện An Khê-Ka Nak.

Giải tỏa nỗi lo tự sản tự tiêu

Giải tỏa nỗi lo tự sản tự tiêu

(GLO)- Gần đây, hàng loạt vụ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ bị phanh phui và xử lý. Tuy nhiên, củng cố niềm tin người tiêu dùng vào hàng hóa và sản phẩm, dịch vụ hiện nay vẫn là thách thức rất lớn.  

Ủy ban nhân dân tỉnh trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê

Ủy ban nhân dân tỉnh trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê liên quan đến việc thi công đấu nối đường dân sinh với đường tỉnh 669, dự án thuê đất trồng rừng của Công ty TNHH Hưng Thịnh Nguyên và chính sách hỗ trợ làm ao, hồ nhỏ đảm bảo nước tưới cho cây trồng.

Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã sẵn sàng cho ngày 1.7

Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã sẵn sàng cho ngày 1.7

Ngày 1.7, chính quyền hai cấp của tỉnh Gia Lai (mới) chính thức đi vào hoạt động. Cùng với đó, 58 xã, phường mới trên địa bàn tại tỉnh Bình Ðịnh hiện nay sẽ vận hành Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã - nơi được kỳ vọng trở thành bộ mặt hành chính, điểm tựa tin cậy cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ công hiện đại, thuận tiện, hiệu quả.
Khai mở tư duy cải cách, phục vụ

Khai mở tư duy cải cách, phục vụ

Giai đoạn 2020 - 2025 ghi dấu bước chuyển mình của công tác cải cách hành chính tại Bình Ðịnh. Với quyết tâm chính trị cao, sự chỉ đạo đồng bộ, tỉnh không chỉ nâng cao hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp mà còn tạo dựng môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn diện và bền vững.
Kỳ vọng từ mô hình “phi địa giới”

Kỳ vọng từ mô hình “phi địa giới”

Chiều 25.6, tại nhiều xã, phường trên địa bàn hai tỉnh Bình Ðịnh và Gia Lai, một cuộc vận hành thử mô hình chính quyền số 2 cấp đã đồng loạt diễn ra. Ðây là bước chuyển quan trọng để thích ứng với yêu cầu mới sau sáp nhập, khi không gian hành chính được mở rộng và việc giải quyết thủ tục hành chính không còn bị giới hạn bởi ranh giới địa lý.
null