Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Từ năm 2016 không bổ sung dự án thủy điện sử dụng đất rừng tự nhiên

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Từ năm 2016, Bộ Công Thương đã phối hợp với các Bộ, ngành đưa chỉ tiêu là tuyệt đối không bổ sung bất kỳ một dự án thủy điện nào cho dù là nhỏ hay lớn nếu sử dụng đến các diện tích đất rừng tự nhiên.

Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh. Ảnh: Quốc hội
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh. Ảnh: Quốc hội


Chiều 4.11, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về các vấn đề kinh tế-xã hội. Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh giải trình ý kiến các đại biểu trước đó, bao gồm hoạt động của các thủy điện trong mưa lũ ở miền Trung vừa qua.

Không bổ sung dự án thuỷ điện sử dụng đất rừng tự nhiên từ năm 2016

Liên quan đến thủy điện, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, hiện nay trên cả nước có 429 đập thủy điện và các công trình thủy điện ở các quy mô khác nhau với dung tích trữ nước khoảng 56 tỉ m3 và đóng công suất khoảng 20.000 MW, chiếm 37% công suất phát của đất nước hiện nay. Đây là một nguồn năng lượng rất quan trọng phục vụ cho nhu cầu về năng lượng của đất nước, cho phát triển kinh tế xã hội cũng như nhu cầu đời sống của nhân dân.

"Chúng ta đang phụ thuộc rất nhiều vào năng lượng nhập khẩu, năng lượng sơ cấp đã gần hết, thủy điện vì thế là nguồn năng lượng rất quan trọng" - ông nói. Ngoài chức năng phát điện, các hồ chứa còn có tác dụng tích nước, tùy công suất có thể cắt giảm, điều tiết lũ.

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương, trong giai đoạn này, hàng năm Bộ đều có các cuộc kiểm tra, giám sát và báo cáo về độ an toàn của đập, hồ thủy điện, sự vận hành của hệ thống thủy điện và đặc biệt là trong việc tham gia phòng, chống lụt, bão và thực hiện phòng, chống thiên tai tại địa phương, phổ cập trong các bộ, ngành và để tiếp tục thực hiện các chức năng quản lý trong phân cấp về địa phương.

Thực hiện chỉ đạo về việc kiểm soát chặt chẽ phát triển thủy điện, không cho phép sông rút vào rừng tự nhiên, "từ năm 2016, Bộ Công Thương đã phối hợp với các Bộ, ngành đưa chỉ tiêu là tuyệt đối không bổ sung bất kỳ một dự án thủy điện nào cho dù là nhỏ hay lớn nếu sử dụng đến các diện tích đất rừng tự nhiên"- Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết.

Cũng theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, Thông tư 43 của Bộ Công Thương quy định, chiếm dụng đất không vượt quá 10ha cho 1MW điện. Nhưng trong giai đoạn này, việc chiếm dụng đất của các loại đất, trong đó có cả đất sản xuất nông nghiệp cũng như đất rừng trồng và đất rừng sản xuất, chỉ có 1,9ha/1MW. Điều đó chứng tỏ chúng ta đã thực thi một chính sách một cách rất chặt chẽ và nghiêm túc, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Quốc hội ở Nghị quyết 62.

Loại bỏ nhiều dự án thuỷ điện

Liên quan đến chỉ đạo của Quốc hội trong việc xem xét đánh giá hiệu quả của các dự án điện, nhất là các thủy điện nhỏ và vừa, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho hay, trong giai đoạn này, Bộ đã phối hợp với các bộ ngành đưa ra khỏi quy hoạch của các thủy điện 472 dự án. Đồng thời đưa ra khỏi quy hoạch này 8 dự án thủy điện bậc thang ở các lưu vực sông. Bên cạnh đó là 213 điểm tiềm năng cho phát triển thủy điện cũng được đưa ra khỏi quy hoạch của thủy điện để đảm bảo yêu cầu mới của phát triển.

Liên quan đến vận hành của các đập thủy điện và an toàn hồ đập, chúng ta đã có hàng loạt công cụ pháp lý, từ Luật Xây dựng, Luật bảo vệ tài nguyên nước, Luật môi trường, Luật xây dựng, Luật điện lực và luật phòng chống thiên tai bão lũ.

Ông Trần Tuấn Anh dẫn chứng, thông tư 47 của Bộ Tài nguyên Môi trường yêu cầu các chủ đập phối hợp với chính quyền địa phương phải thiết lập các hệ thống giám sát, quan trắc tự động về khí tượng thủy văn và giám sát hệ thống vận hành của các nhà máy thủy điện căn cứ trên lượng mưa về đập cũng như lượng xả từ đập xuống hạ du, với nguyên tắc để đảm bảo lượng nước xả xuống hạ du không bao giờ vượt quá lượng nước về hồ.

Nói đến câu chuyện cần phải đánh giá lại hiệu quả và cũng như là những nguy cơ đặt ra cho việc hạ xả lũ, gây thiệt hại cho nhân dân cũng như là các yếu tố khác tác động môi trường, ông Tuấn Anh cho biết các cơ sở pháp lý tương đối đầy đủ, nhưng không tránh khỏi tại một số địa phương thực thi chưa nghiêm, như tại thủy điện Hố Hô năm 2016 ở đầu nhiệm kỳ đã để xảy ra câu chuyện xả lũ vượt quá mức gây ra ngập lụt hạ du. Các cơ quan chức năng đã xử lý rất kiên quyết.

Thuỷ điện ảnh hưởng thế nào đến ngập lụt?

Nói về câu chuyện thủy điện ảnh hưởng như thế nào đến ngập lụt cũng như là những nguy cơ sạt lở đất, Bộ trưởng cho rằng, những câu chuyện sạt lở đất gây ra những tổn hại rất nghiêm trọng về người và của chúng ta tại Quảng Trị, Huế, Quảng Nam đều gắn chặt với yếu tố là tính dị thường, cực đoan của thời tiết.

Lượng mưa tại Quảng Bình, Quảng Trị cũng như của Quảng Nam, Quảng Ngãi vào trong những thời điểm này là con số rất lớn. Tại Trà Mi, cơn bão số 9 vào kéo dài đến 8 độ 6 tiếng đồng hồ, đã tạo ra tác động đến cấu tạo địa chất cũng như các điều kiện đất đai, thổ nhưỡng của địa phương và đã gây ra sụt lở rất nghiêm trọng.

"Tất nhiên, câu chuyện liên quan đến tác động của việc mất rừng đầu nguồn, thảm thực vật... do tác động của con người thông qua các dự án thủy điện cũng như các dự án khác là những vấn đề không thể phủ nhận trong một chừng mực nhất định" - Bộ trưởng Bộ Công Thương nói.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, ông Trần Tuấn Anh cho rằng phải xác định đối phó với thiên tai, bão lũ là một vấn đề mới, đặt công tác nghiên cứu khoa học, đưa ra các cảnh báo đầy đủ hơn, đưa ra các dự báo cho công tác phòng chống thiên tai.

https://laodong.vn/kinh-te/tu-nam-2016-khong-bo-sung-du-an-thuy-dien-su-dung-dat-rung-tu-nhien-851620.ldo
 

Theo Nguyễn Hà - Đặng Chung - Trần Vương (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Peugeot E-408 có thể chạy khoảng 400 km cho mỗi lần sạc, giá trên 1,1 tỷ đồng

Peugeot E-408 có thể chạy khoảng 400 km cho mỗi lần sạc, giá trên 1,1 tỷ đồng

(GLO)- Peugeot E-408, phiên bản chạy điện của mẫu SUV lai coupe 408, là một trong những điểm nhấn đáng chú ý tại Triển lãm Paris 2024. Dự kiến, đây sẽ là lựa chọn nổi bật trong phân khúc SUV coupe hạng C tại Việt Nam, với thiết kế độc đáo, sang trọng và khả năng vận hành thân thiện môi trường.

Honda Winner X: Sức mạnh đột phá, thiết kế thể thao đầy cá tính với giá trên 46 triệu đồng

Honda Winner X: Sức mạnh đột phá, thiết kế thể thao đầy cá tính với giá trên 46 triệu đồng

(GLO)- Honda Winner X là mẫu xe côn tay thể thao mang đến sự kết hợp hoàn hảo giữa hiệu năng mạnh mẽ và thiết kế hiện đại. Chiếc xe có những cải tiến vượt bậc cả về công nghệ và kiểu dáng, Winner X nghiễm nhiên trở thành lựa chọn hàng đầu của giới trẻ đam mê tốc độ và phong cách.

Piaggio MP3: Chiếc xe tay ga 3 bánh hiện đại cho đô thị với giá 340 triệu đồng

Piaggio MP3: Chiếc xe tay ga 3 bánh hiện đại cho đô thị với giá 340 triệu đồng

(GLO)- Piaggio MP3 không chỉ nổi bật với thiết kế 3 bánh độc đáo, mà còn mang lại sự an toàn và thoải mái trên đường phố đông đúc. Với công nghệ tiên tiến cùng khả năng vận hành linh hoạt, đây là lựa chọn lý tưởng cho những ai tìm kiếm sự mới lạ và tiện nghi trong phân khúc xe tay ga cao cấp.

Ford Mustang: Mẫu Coupe thể thao bán chạy nhất toàn cầu có giá từ 3,18 tỷ đồng

Ford Mustang: Mẫu Coupe thể thao bán chạy nhất toàn cầu có giá từ 3,18 tỷ đồng

(GLO)- Ford Mustang 2024 là một trong những mẫu xe thể thao đáng chú ý nhất hiện nay với thiết kế cơ bắp, hiệu suất ấn tượng và loạt trang bị tiện nghi hiện đại. Dòng xe này không chỉ đáp ứng nhu cầu vận hành mạnh mẽ mà còn thu hút người dùng nhờ vẻ ngoài hầm hố, đậm chất thể thao.