Bộ Nông nghiệp và PTNT trả lời kiến nghị cử tri Gia Lai về hỗ trợ trồng rừng sản xuất

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Bộ Nông nghiệp và PTNT trả lời kiến nghị của cử tri Gia Lai về quy định thời gian cụ thể hỗ trợ trồng rừng sản xuất bằng loài cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ.

* Kiến nghị:

Theo Thông tư số 17/2022/TT-BNNPTNT ngày 27-10-2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16-11-2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về các biện pháp lâm sinh quy định về chăm sóc rừng trồng: “Đối với cây sinh trưởng nhanh: Thời gian chăm sóc tối đa 3 năm tuổi (36 tháng); Đối với cây sinh trưởng chậm và rừng trồng ven biển: Thời gian chăm sóc tối đa 5 năm tuổi (60 tháng)”.

Đoàn giám sát của HĐND tỉnh và huyện Đức Cơ kiểm tra diện tích rừng trồng của người dân xã Ia Din. Ảnh: L.N

Đoàn giám sát của HĐND tỉnh và huyện Đức Cơ kiểm tra diện tích rừng trồng của người dân xã Ia Din. Ảnh: L.N

Đề nghị quy định cụ thể thời gian hỗ trợ trồng rừng sản xuất bằng loài cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ: Hỗ trợ theo từng năm đến khi nghiệm thu thành rừng hoặc hỗ trợ 1 lần sau khi nghiệm thu thành rừng.

- Trả lời:

Hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất bằng cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ thực hiện theo Điều 14 Nghị định số 58/2024/NĐ-CP ngày 24-5-2024 của Chính phủ về một số chính sách trong lâm nghiệp.

Theo đó, tại điểm a, khoản 2 điều này quy định: “Hỗ trợ một lần bình quân 15.000.000 đồng/ha/chu kỳ để mua cây giống, vật tư, phân bón đối với trồng cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ theo chu kỳ kinh doanh của loài cây trồng” và tại khoản 4 quy định: “Hỗ trợ đầu tư hoặc hỗ trợ sau đầu tư theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cơ quan chuyên môn về lĩnh vực lâm nghiệp hoặc UBND cấp huyện lập và làm chủ đầu tư dự án hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn trình UBND cấp tỉnh phê duyệt.

Vì vậy, việc quy định thời gian cụ thể hỗ trợ trồng rừng sản xuất bằng loài cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ là thực hiện theo từng dự án do UBND cấp tỉnh phê duyệt.

Có thể bạn quan tâm

Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch (thứ 2 từ phải sang) trao tặng phần quà cho buôn Chư Krih, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa. Ảnh: Yến Thụy

Bình xét danh hiệu văn hóa: Công khai, minh bạch

(GLO)- Trên cơ sở Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11 của UBND tỉnh Gia Lai quy định tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”, các địa phương đã triển khai bình xét các danh hiệu nghiêm túc, đảm bảo công khai, minh bạch.

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

(GLO)- Giám đốc Văn phòng khẩn cấp và phục hồi của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) Rein Paulsen trong phiên họp của Hội đồng Bảo an diễn ra ngày 12/11, cho biết “Ủy ban Đánh giá Nạn đói đã phát hiện ra khả năng cao là nạn đói đang xảy ra hoặc sắp xảy ra ở các khu vực phía bắc dải Gaza”.

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

(GLO)- Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11-2024 quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Quang cảnh bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo tại thị xã Ayun Pa Ảnh N.A

Ayun Pa: Hơn 1 tỷ đồng hỗ trợ hộ nghèo

(GLO)- Từ tháng 10-2023 đến nay, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trên địa bàn thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” cùng cấp đã huy động được hơn 1 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”.

Mắt người già thật là... phức tạp

Mắt người già thật là... phức tạp

(GLO)- Ngày còn trẻ, tôi có tính hay bị “dị ứng” với những người mang kính. Nhưng đúng là “ghét của nào trời trao của nấy”, tuổi chưa đầy 50, tôi đã phải gắn bó với cặp kính. Mới đầu rất khó chịu, không có kính thì không thấy đường đọc, mà mang kính vào thì vướng víu đủ điều.