Bộ GD-ĐT: Rà soát trường lớp, ngừng cho học sinh đến trường nếu mất an toàn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các sở trực thuộc kiểm tra các cơ sở giáo dục gần sông suối, khu vực có nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất, ngừng cho học sinh đến trường nếu mất an toàn.
Trường học bị ngập tại huyện Thanh Trì, Hà Nội, học sinh phải chuyển sang học trực tuyến. (Ảnh: NTCC)

Trường học bị ngập tại huyện Thanh Trì, Hà Nội, học sinh phải chuyển sang học trực tuyến. (Ảnh: NTCC)

Ngày 10/9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Công điện số 1200/CĐ-BGDĐT gửi giám đốc sở giáo dục và đào tạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc chỉ đạo công tác khắc phục sau bão số 3 (YAGI).

Bộ trưởng nhấn mạnh việc hoàn lưu bão số 3 gây mưa lớn ở diện rộng, làm thiệt hại nặng nề cho các địa phương. Thời gian mưa lâu, kéo dài làm cho đất ngấm nước bị mềm, yếu, nguy cơ gây sạt lở đất rất cao. Bộ trưởng chỉ đạo các sở giáo dục và đào tạo cần chủ động rà soát, kiểm tra các công trình có nguy cơ mất an toàn để có phương án sửa chữa, khắc phục; cương quyết không đưa vào sử dụng các công trình không đảm bảo chất lượng, có nguy cơ đổ sập.

Các sở lên kế hoạch và triển khai ngay việc sửa chữa cơ sở hạ tầng trường học, đặc biệt ưu tiên các hạng mục có nguy cơ ảnh hưởng đến sự an toàn của giáo viên và học sinh đồng thời dời học sinh, giáo viên, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học khỏi các khu vực bị hư hại nặng hoặc chưa an toàn.

Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường rà soát hệ thống cây xanh, tường rào, cổng trường, có phương án tỉa cành, phòng chống sập tường, đổ cây. Đặc biệt, các sở cần kiểm tra các điểm trường, các cơ sở giáo dục gần sông suối, gần khu vực có nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất để cảnh báo hoặc ngừng cho học sinh đến trường nếu mất an toàn.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo đảm bảo cung cấp kịp thời các nhu yếu phẩm và trang thiết bị dạy học cần thiết cho các cơ sở giáo dục bị ảnh hưởng; tổ chức hỗ trợ tâm lý cho giáo viên và học sinh bị ảnh hưởng bởi bão, đặc biệt là các gia đình bị thiệt hại về người và tài sản; tăng cường phối hợp với các ban ngành địa phương trong việc cứu trợ và khắc phục hậu quả sau bão, đặc biệt là hỗ trợ các gia đình giáo viên, học sinh chịu thiệt hại nặng.

Bên cạnh đó, các trường cần có kế hoạch chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng vật dụng cần thiết cho học sinh các trường bán trú, nội trú đảm bảo an toàn, chu đáo, thuận tiện cho học sinh.

Các sở giáo dục và đào tạo tổng hợp tình hình thiệt hại và các biện pháp khắc phục, xử lý, gửi đến cấp có thẩm quyền và báo cáo chi tiết về Bộ trước ngày 15/9 để tổng hợp báo cáo Chính phủ.

Trước đó, ngày 4/9, Bộ trưởng Bộ GDĐT đã có Công điện về việc chủ động ứng phó bão số 3 và ngày 7/9 có Công điện về việc tăng cường ứng phó với bão số 3 (báo Yagi).

Theo Phạm Mai (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Dạy thêm trái quy định bị xử lý thế nào?

Dạy thêm trái quy định bị xử lý thế nào?

Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng Luật sư Chính pháp (Hà Nội) cho rằng, khi đã có quy định về các trường hợp “cấm” dạy thêm học thêm, nếu giáo viên vi phạm sẽ phải chịu hình thức kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo và buộc thôi việc.

Học sinh Trường THPT chuyên Hùng Vương được xét tuyển thẳng vào Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh năm 2025

Học sinh Trường THPT chuyên Hùng Vương được xét tuyển thẳng vào Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh năm 2025

(GLO)- Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh vừa công bố thông tin sẽ dành 15% chỉ tiêu để xét tuyển thẳng năm 2025, trong đó ưu tiên tuyển học sinh thuộc 149 trường THPT trên cả nước bằng điểm học bạ. Tỉnh Gia Lai có Trường THPT chuyên Hùng Vương nằm trong danh sách ưu tiên này.

Giáo viên 'nháo nhào' đăng ký dạy thêm

Giáo viên 'nháo nhào' đăng ký dạy thêm

Hôm nay (14/2), Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực. Trước giờ “G”, do chưa thể đăng ký kinh doanh cũng như chưa tìm được trung tâm “bảo trợ”, nhiều giáo viên đã tạm ngưng dạy hoặc dạy online để tìm cách thích ứng.

Làm thế nào để không chọn nhầm nghề?

Làm thế nào để không chọn nhầm nghề?

(GLO)- Khoảng thời gian đầu năm là lúc các trường đại học, cao đẳng trên cả nước đồng loạt đưa ra phương thức xét tuyển đầu vào đối với học sinh tốt nghiệp THPT. Các em học sinh lớp 12 sẽ đưa ra lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai. Điều quan tâm lúc này là làm thế nào để không chọn nhầm nghề?

Nam sinh lớp 8 lan tỏa đam mê tiếng Anh đến trẻ em yếu thế

Nam sinh lớp 8 lan tỏa đam mê tiếng Anh đến trẻ em yếu thế

(GLO)- Hành trình dạy tiếng Anh cho trẻ em yếu thế của nam sinh Nguyễn Viết Minh-Lớp 8.1, Trường THCS Lý Tự Trọng (phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) thời gian qua đã truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng. Bằng việc làm này, em đã biến tình yêu Anh ngữ của mình trở nên thiết thực, đầy ý nghĩa.