Bộ Công an đề xuất bỏ quy định ôtô 4 chỗ phải lắp bình chữa cháy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Quy định ôtô từ 4 chỗ phải lắp bình chữa cháy từng gây nhiều tranh cãi có hiệu lực từ năm 2016, nay được Bộ Công an để xuất bỏ và chỉ bắt buộc với xe từ 10 chỗ trở lên.

 

Lực lượng chức năng kiểm tra việc trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy trên ôtô - Ảnh: D. TẤN
Lực lượng chức năng kiểm tra việc trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy trên ôtô - Ảnh: D. TẤN



Đề xuất trên được Bộ Công an đưa ra trong dự thảo lần 2 thông tư hướng dẫn về trang thiết bị phòng cháy chữa cháy trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Dự thảo được Bộ Công an đăng tải công khai để lấy ý kiến trong 2 tháng.

Khác biệt lớn nhất của dự thảo này với thông tư số 57/2015/TT-BCA ngày 26-10-2015 của Bộ trưởng Bộ Công an là đề xuất bỏ quy định bắt buộc xe 4 chỗ phải trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy.

Theo dự thảo, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 4 đến dưới 10 chỗ ngồi thay vì phải có bình chữa cháy thì chỉ cần có hệ thống điện, nhiên liệu, vật tư, hàng hóa bố trí bảo đảm an toàn về phòng cháy chữa cháy.

Bộ Công an đề xuất quy định bắt buộc trang bị bình chữa cháy chỉ áp dụng với xe từ 10 chỗ trở lên và các phương tiện khác đã quy định trong thông tư 57.

Theo Bộ Công an, đề xuất bỏ quy định bắt buộc có bình cứu hỏa với xe từ 4 chỗ là để phù hợp với dự thảo Nghị định quy định chi tiết về Luật phòng cháy chữa cháy bộ đang xây dựng, dự kiến có hiệu lực trong năm 2020.

Cục Cảnh sát giao thông được giao trách nhiệm kiểm tra, xử lý vi phạm quy định về trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với xe cơ giới đường bộ.

Thông tư 57 của Bô Công an quy định ôtô từ 4 chỗ phải lắp bình cứu hỏa có hiệu lực từ năm 2016. Trường hợp tài xế không trang bị phương tiện phòng cháy theo quy định sẽ bị phạt 300.000-500.000 đồng

Thời điểm đó đã có nhiều ý kiến tranh luận xung quanh việc quy định có khả thi hay không.

Thực tế nhiều chủ ôtô cho biết phải mua bình chữa cháy lắp đối phó với cơ quan chức năng, nhưng cũng lo lắng về xuất xứ của bình chữa cháy. Đã có vụ việc bình chữa cháy để trong ôtô phát nổ.

Theo T.Hoàng (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.