Biến động thị trường gạo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Năm 2023, thị trường gạo toàn cầu chứng kiến sự biến động mạnh do lệnh hạn chế xuất khẩu gạo của Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.

Thêm vào đó, sự gia tăng của biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng tới các nước sản xuất gạo chủ chốt.

Hiện tượng El Nino được dự báo sẽ tiếp diễn trong năm 2024 và hoạt động vận tải thương mại gặp trở ngại tiếp tục đặt ra rủi ro đối với nguồn cung gạo trên toàn cầu. Cựu Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo toàn Ấn Độ Vijay Setia cho rằng, tình trạng thiếu gạo trên toàn cầu sẽ trở nên tồi tệ hơn khi hoạt động xuất khẩu các loại gạo cao cấp của Ấn Độ gặp phải rào cản mới do chi phí vận chuyển tăng gấp đôi. Xuất khẩu gạo basmati cao cấp của Ấn Độ trong tháng 1-2024 chỉ bằng một nửa so với một năm trước.

Trung Đông vốn là thị trường quan trọng đối với xuất khẩu gạo basmati của Ấn Độ. Tuy nhiên, thời gian vận chuyển hàng hóa từ Ấn Độ đến khu vực này đã tăng thêm 3 hoặc 4 tuần sau khi bạo lực bùng phát ở biển Đỏ. Bộ Thương mại Ấn Độ lo ngại nếu căng thẳng kéo dài, hoạt động xuất khẩu gạo basmati sang Ai Cập và châu Âu sẽ bị ảnh hưởng. Trong bối cảnh đó, một số chủ hàng buộc bán hàng tồn kho ở thị trường nội địa với giá thấp hơn khoảng 8% so với trước đây. Diễn biến này đang đe dọa an ninh lương thực thế giới trong năm nay. Gạo là lương thực rất quan trọng đối với chế độ ăn của hàng tỷ người. Đặc biệt, loại ngũ cốc này đóng góp tới 60% tổng lượng calo cho người dân ở các vùng của Đông Nam Á và châu Phi.

Do gạo là mặt hàng lương thực chính tại nhiều thị trường nên giá gạo là yếu tố chính quyết định lạm phát giá thực phẩm và an ninh lương thực, đặc biệt với các gia đình thuộc nhóm nghèo nhất. Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định, giá gạo toàn cầu sẽ không giảm đáng kể trước năm 2025. Giá gạo trên thế giới năm 2023 ước tăng trung bình hơn 28% so với năm trước đó và dự kiến sẽ tăng thêm 6% vào năm nay.

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp cần nghiên cứu quy định về cơ chế giá, phí truyền tải

Xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp cần nghiên cứu quy định về cơ chế giá, phí truyền tải

(GLO)- Thường trực Chính phủ yêu cầu trong quá trình xây dựng nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn cần nghiên cứu các quy định về cơ chế giá, phí truyền tải và các chi phí phát sinh khác.
Giá cacao giảm 25%

Giá cacao giảm 25%

(GLO)- Giá ca cao đã giảm 25% so với mức đỉnh điểm 11.722 USD/tấn tại New York (Mỹ) và 9.285 bảng Anh/ tấn tại London (Anh) hôm 19-4 do những lo ngại về nguồn cung xuất phát từ tình hình thời tiết xấu tại 2 quốc gia sản xuất cacao hàng đầu thế giới là Ghana và Côte d'Ivoire.
Nghịch lý về điện

Nghịch lý về điện

Giữa mùa nắng nóng, đang phập phồng lo cúp điện vì quá tải, thiếu nguồn thì nghe đề xuất của Bộ Công Thương về việc mua điện mặt trời áp mái với giá 0 đồng.