Bị hôn mê do không… ăn sáng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khi lái xe tải ra khỏi nhà xe, bệnh nhân cảm thấy mệt nhiều nên dừng xe bên lề đường và rơi vào hôn mê. 

 Bữa ăn sáng rất quan trọng, đặc biệt với bệnh nhân đái tháo đường
Bữa ăn sáng rất quan trọng, đặc biệt với bệnh nhân đái tháo đường



Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) vừa tiếp nhận một bệnh nhân là tài xế trong tình trạng hôn mê sâu.

Bệnh nhân V.B.N (38 tuổi, ngụ Long An) bị bệnh tiểu đường khoảng 12 năm. Bệnh nhân N. đang điều trị tiểu đường bằng việc tiêm insulin với liều lượng 25 đơn vị sáng và 25 đơn vị chiều bằng bút tiêm. Gần đây bệnh nhân được bác sĩ chuyển từ dạng tiêm insulin bằng bút thành dạng lọ insulin dùng với kim tiêm.

Ngoài ra, hai tuần trước bệnh nhân được phát hiện viêm phổi và điều trị tại bệnh viện địa phương.
Sáng ngày nhập viện, bệnh nhân N. thức dậy và tiêm insulin bằng kim tiêm với liều 25 đơn vị và không ăn sáng. Khi lái xe tải ra khỏi nhà xe, bệnh nhân N. cảm thấy mệt nhiều nên dừng xe bên lề đường và rơi vào hôn mê.

Nhân viên nhà xe tình cờ phát hiện bệnh nhân hôn mê nhưng không đưa ngay vào bệnh viện gần nhất mà gọi điện thoại cho người nhà đưa bệnh nhân vào bệnh viện địa phương sau khoảng 5 giờ sau đó.

Bệnh nhân được xử trí tạm thời rồi chuyển đến Bệnh viện Nhân dân 115 trong tình trạng bị hôn mê sâu, thở nhanh, phổi đầy rạn nổ hai bên.

Kết quả chụp X-quang phổi thẳng cho thấy phổi thâm nhiễm phế trường hai bên, đường huyết hạ. Bệnh nhân được chẩn đoán: hôn mê hạ đường huyết kéo dài, đái tháo đường loại 2, viêm phổi nặng.

Bệnh nhân được hỗ trợ hô hấp ngay bằng máy thở, truyền đường với nồng độ ưu trương để nâng mức đường huyết về bình thường.

Sau một tuần điều trị tích cực, tri giác bệnh nhân cải thiện dần. Bệnh nhân tỉnh táo hơn, có thể trò chuyện và nhận biết người thân nhưng rất chậm.
Theo các bác sĩ, đây là trường hợp hạ đường huyết nghiêm trọng và được cứu sống hy hữu ở bệnh nhân đái tháo đường đang sử dụng insulin.

Các trường hợp hạ đường huyết quá lâu (do chậm chẩn đoán hoặc đưa vào bệnh viện trễ hoặc cấp cứu không kịp thời) có thể dẫn đến di chứng não không hồi phục và thậm chí gây tử vong cho bệnh nhân. Ngược lại nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, phần lớn bệnh nhân hồi phục ngoạn mục và không để lại di chứng.

Duy Tính (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi, tỉnh Gia Lai khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi, phấn đấu hoàn thành vào 31-3-2025. Mục tiêu chung của chiến dịch là tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi.

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Từ ngày 26-3 đến 31-3-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu chung tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng-chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn huyện.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.