Băng rừng, lội suối vượt gần 150km để… rút tiền lương!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đến thời điểm hiện tại cả huyện miền núi Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi vẫn chưa có trụ ATM. Tuy nhiên, hơn 1.400 cán bộ, nhân viên và người lao động ở các cơ quan, đoàn thể của địa phương nơi đây buộc phải nhận tiền lương qua thẻ ATM.
Để rút được tiền lương trong thẻ, cán bộ viên chức, nhân viên ở huyện miền núi Sơn Tây nhiều khi phải vượt qua những con đường thế này Ảnh: Nguyễn Ngọc
Được biết, nhiều tháng qua hơn 1.400 cán bộ, nhân viên và người lao động ở các cơ quan, đoàn thể của huyện miền núi Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi buộc phải nhận tiền lương qua thẻ ATM, thuộc hệ thống Ngân hàng Agribank - Chi nhánh Quảng Ngãi. Thế nhưng, toàn huyện Sơn Tây hiện nay không có bất kỳ một trụ ATM nào. Điều này làm cho nhiều cán bộ, nhân viên bức xúc vì phiền toái.
Thầy giáo Nguyễn V. A trú tại xã Sơn Bua, huyện Sơn Tây, cho biết: “Kể từ đầu năm 2019 khi tiền lương hàng tháng được thực hiện trả qua thẻ ATM, cứ mỗi lần nhận lương hay muốn rút tiền chi trả sinh hoạt trong gia đình, tôi phải chạy xe hơn 70km để xuống tận huyện Sơn Hà (huyện kế bên) để rút tiền. Cũng chỉ một lý do là hiện cả huyện Sơn Tây chưa có trụ ATM nào cả.
Theo thầy A không riêng gì thầy, mà hầu hết cán bộ, nhân viên và người lao động của huyện Sơn Tây cũng phải chịu tình cảnh như vậy. “Tiền lương giáo viên như tôi thì chỉ có 2-3 triệu đồng mỗi tháng. Mỗi lần đi như vậy mất hết một buổi, đã tốn thời gian còn phải tốn chi phí nữa. Có nhiều hôm không rút được, do máy báo bị lỗi”, thầy A nói. Một số giáo viên ở các điểm trường lẻ còn phải đi bộ băng rừng, vượt suối ra trung tâm huyện, rồi chạy xe máy xuống thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà mới rút được tiền, thời gian, công sức lại càng vất vả.  
Ông Bùi Thế Giới - Trưởng phòng Giáo dục huyện Sơn Tây, cho biết: “Tại nhiều cuộc họp ngành giáo dục cũng đã có ý kiến về bất cập trên. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa được khắc phục. Số cán bộ, giáo viên của huyện khoảng 600 người, đông nhất trong số các đơn vị trực thuộc của huyện. Việc chi trả lương qua thẻ được thực hiện từ đầu năm học 2019-2020”. 
Cũng theo ông Giới, đối với số cán bộ của huyện hay đi công tác ở đồng bằng thì không nói gì, chỉ khổ giáo viên ở các bản, vùng xa cách trở sông suối, núi đèo với đồng lương chỉ hơn 3 triệu đồng/tháng. Nhiều lúc cần tiền có người phải băng rừng, lội suối chạy xe máy tính cả chiều đi lẫn về gần 150km xuống tận thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà mới rút được. 
Nguyễn ngọc (TP)

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.