Bâng khuâng Biển Hồ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- "Đôi mắt Pleiku” đón tôi bằng chút se lạnh của cơn gió mùa đến muộn. Lòng ngập tràn nỗi niềm của người con đi xa tìm về chốn cũ, nơi gắn bó với khoảng trời bình yên trong tim.

Danh thắng Biển Hồ. Ảnh: Phạm Quý
Danh thắng Biển Hồ. Ảnh: Phạm Quý

Tôi gắn bó với Biển Hồ từ ngày đầu đặt chân đến cao nguyên. Nhà ở gần nên thỉnh thoảng tôi lại đạp xe xuống hồ ngắm trời mây non nước như đang giao hòa bằng đôi mắt của một người trẻ tuổi và chưa từng trải nghiệm.

Ngày ấy, Biển Hồ còn hoang sơ và bình yên lắm! Con đường dẫn xuống lòng hồ ngập trong hoa cỏ và cây bụi, giữa là lối mòn nhỏ do nhiều người đi lại, nhìn xa như triền đê ở miền Bắc vậy. Doi đất ở giữa lòng hồ cây cối rậm rạp, muốn xuống mép nước phải đi qua những vòm cây đan xen chằng chịt. Thường thì chúng tôi chỉ đứng trên cao phóng tầm mắt về bốn phía của Biển Hồ, thỉnh thoảng mới rủ nhau xuống tận mặt hồ để tận hưởng cái mát lạnh hay ngắm nghía cho thỏa thích.

Đã đôi lần tôi tự hỏi: Tại sao giữa cao nguyên lại có hồ nước rộng mênh mông đến thế? Sau này, tôi mới biết Biển Hồ vốn là miệng núi lửa đã ngừng hoạt động. Còn theo truyền thuyết của người Jrai thì Biển Hồ được bắt nguồn từ câu chuyện “con heo trắng”… Tôi từng suy nghĩ về cách lý giải của người bản địa về các hiện tượng tự nhiên-đó là khi giảng cho học sinh câu chuyện “Sự tích Ia Nueng” (do ThS. Chử Anh Đào sưu tầm và biên soạn). Thời sinh viên, khi làm đề tài khoa học về ngành du lịch, tôi đã tìm hiểu và đến với Biển Hồ nhiều hơn.

Ngày tôi trở lại, Biển Hồ đã khoác lên mình một diện mạo mới. Cùng với việc phục dựng lại tượng Quán Thế Âm Bồ Tát, nhiều công trình phụ trợ cũng được đầu tư xây dựng để phục vụ nhu cầu tham quan của du khách. Tôi thấy vui vì những mong ước năm xưa của mình đã thành hiện thực.

Tôi tản bộ trên con đường xuyên qua rừng thông, ánh nắng nghiêng nghiêng trên nền bazan rực rỡ và đầy quyến rũ. Tiếng thông reo vi vu như lời thì thầm trò chuyện, lúc như lời bày tỏ những nỗi niềm còn giấu kín bao lâu nay. Mặt hồ vẫn xanh một màu chung thủy, sóng nước Biển Hồ xao động phía trời mây. Đôi chiếc thuyền câu nhỏ bé lướt nhẹ về phía bờ bên kia, xa thẳm.

Biển Hồ không chỉ là linh hồn của Phố núi Pleiku. Là nỗi nhớ cho người đi xa và khao khát cho những ai chưa từng đặt chân đến. Giữa nắng gió cao nguyên, Biển Hồ như chiếc máy điều hòa khổng lồ của thành phố cao nguyên xinh đẹp này. Là nơi cung cấp nguồn nước sạch cho người dân Phố núi, là nguồn nước khổng lồ tắm mát cho những vùng chuyên canh cà phê lân cận. Và tôi, vừa đùa vừa thật với bạn bè rằng cà phê ở đây ngon nhất vì thấm đẫm hơi thở của “Đôi mắt Pleiku”.

Tạm biệt Biển Hồ, tạm biết Phố núi thân yêu, tôi mang theo trong mình tình yêu và nỗi nhớ về một miền đất xinh đẹp đầy hoa thơm trái ngọt. Và lòng mong sao Biển Hồ nói riêng và du lịch Gia Lai nói chung sẽ ngày một phát triển, xứng tầm với những gì thiên nhiên đã ban tặng cho mảnh đất này.  

NGUYỄN THỊ BÉ

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực di sản văn hóa

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực di sản văn hóa

(GLO)- Ngày 14-4, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung ký ban hành Quyết định số 352/QĐ-UBND về việc công bố danh mục và phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính (TTHC) mới trong lĩnh vực di sản văn hóa thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch.

Xếp hạng di tích quốc gia Địa điểm tưởng niệm vụ thảm sát tại Tân Lập năm 1947. Ảnh: Ngọc Minh

Di tích lịch sử địa điểm tưởng niệm vụ thảm sát tại Tân Lập năm 1947 được xếp hạng di tích quốc gia

(GLO)- Ngày 14-4, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ký quyết định số 1010/QĐ-BVHTTDL về việc xếp hạng di tích quốc gia đối với di tích lịch sử Địa điểm tưởng niệm vụ thảm sát tại Tân Lập năm 1947 (xã Kông Bla, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai).

Người dân xã Lơ Pang chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc cây trồng. Ảnh: T.N

Lơ Pang khởi sắc

(GLO)- Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương cùng nỗ lực vươn lên của người dân, diện mạo xã Lơ Pang (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Hiện tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 17,29%, đời sống vật chất và tinh thần của bà con được cải thiện rõ rệt.

Giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát chuyên đề

Giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát chuyên đề

(GLO)- Ngày 9-4, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Ayun H’Bút-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai và ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì giám sát việc thực hiện các ý kiến, kiến nghị sau các đợt giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh từ đầu nhiệm kỳ đến nay.

Diện mạo thôn Đức Hưng ngày càng khởi sắc. Ảnh: V.N

Đổi thay miền biên viễn

(GLO)- Gần 30 năm vỡ đất trồng cao su, thôn Đức Hưng (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) đã khoác lên mình màu áo mới. Vùng đất khô khốc, bạc màu năm nào, qua bàn tay lam lũ của đoàn người đi làm kinh tế đã được phủ một màu xanh trù phú.

Gia đình ông Bùi Văn Nghị đã có cuộc sống ấm no nơi vùng đất mới. Ảnh: Q.T

Đất lành Ia Lâu

(GLO)- Cách đây hơn 30 năm, nhiều hộ dân từ các tỉnh phía Bắc vào lập nghiệp tại vùng đất Ia Lâu (huyện Chư Prông) theo diện kinh tế mới. Với sự cần cù, chịu thương, chịu khó cùng đất đai rộng lớn và màu mỡ, cuộc sống người dân trên quê hương thứ 2 ngày càng ổn định, sung túc.

Pleiku-Xưa và nay

Pleiku-Xưa và nay

(GLO)- Bằng tình yêu, niềm đam mê và sự kiên trì, nhà sưu tầm Nguyễn Quang Hiền-nguyên Phó Giám đốc Công ty Điện lực Gia Lai đã lưu giữ lại những hình ảnh của phố núi Pleiku xưa. Những tư liệu được ông lưu giữ giờ đây trở thành một miền ký ức khiến không ít trái tim thổn thức, bồi hồi...

Thành phố Pleiku không còn nhà tạm, nhà dột nát

Pleiku không còn nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Sau gần 2 tháng triển khai quyết liệt, TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) cơ bản hoàn thành chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn. 67/69 nhà đã hoàn thành, bàn giao, đưa vào sử dụng; 2 ngôi nhà còn lại đang hoàn tất các công đoạn cuối cùng để kịp bàn giao trước ngày 15-4.