Bán quặng rẻ cho Trung Quốc: Chuyện đau lòng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, giá trị xuất khẩu quặng và khoáng sản của Việt Nam sang Trung Quốc đang rẻ hơn rất nhiều so với giá trị xuất khẩu quặng sang các thị trường khác.

Cụ thể, trong 4 tháng đầu năm 2018, lượng quặng và các loại khoáng sản xuất khẩu 4 tháng qua đạt 1,5 triệu tấn, giá trị xuất khẩu đạt hơn 65,5 triệu USD. Bình quân, giá quặng xuất khẩu đạt 988.000 đồng/tấn.

Trong đó, riêng thị trường Trung Quốc, lượng quặng và khoáng sản Việt Nam xuất sang chiếm 80% tổng lượng xuất khẩu, đạt gần 1,2 triệu tấn, kim ngạch hơn 29 triệu USD. Tuy nhiên, giá xuất khẩu trung bình chỉ đạt 560.000 đồng/tấn.

Thậm chí, giá bán quặng và khoáng sản cho thị trường Hàn Quốc còn cao gấp 10 lần so với giá bán cho Trung Quốc (5,8 triệu đồng/tấn).

 

Phải giảm dần và tiến tới xóa bỏ việc bán thô tài nguyên. Trong ảnh, một điểm khai thác khoáng sản.
Phải giảm dần và tiến tới xóa bỏ việc bán thô tài nguyên. Trong ảnh, một điểm khai thác khoáng sản.

Đau xót...

Bình luận về những con số này, GS.TSKH Lê Huy Bá, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ và Quản lý môi trường cho biết thực trạng bán rẻ quặng và khoáng sản của Việt Nam cho Trung Quốc không hề mới mà đã diễn ra nhiều năm nay. Nó gây ra sự bất bình và cả nỗi buồn cho các nhà khoa học, các nhà kinh tế.

Theo vị chuyên gia, quan hệ kinh tế giữa các quốc gia là sòng phẳng, do đó, Việt Nam không nên và không cần bán rẻ tài nguyên cho bất kỳ quốc gia nào.

"Tôi đã nhiều lần đặt câu hỏi: Tại sao Việt Nam lại bán rẻ quặng và khoáng sản cho Trung Quốc? Đánh đổi như thế để được cái gì? Nếu một số loại quặng quý hiếm như đất hiếm và các loại quặng khác có giá trị cao mà bán như thế thì rất nguy hiểm. Việc này cơ quan quản lý Nhà nước và cả TKV phải giải thích cho rõ.

Khoáng sản là tài nguyên không tái tạo được, được bao nhiêu cứ bán hết thì còn gì cho con cháu đời sau? Phải bảo tồn, gìn giữ tài nguyên, giảm dần và tiến tới xóa bỏ việc bán tài nguyên thô, nếu sử dụng thì phải sử dụng hữu ích. Bán tài nguyên thô đã nguy hiểm, bán rẻ lại càng tai hại hơn. Khoáng sản là tài sản của nhân dân, bán rẻ thì chỉ có dân thiệt, còn doanh nghiệp chỉ cần tiền trao cháo múc, tiền tươi thóc thật cầm về, tiêu cực cũng nảy sinh từ đây", GS.TSKH Lê Huy Bá trăn trở.

Vị chuyên gia không tin rằng vì khoảng cách địa lý Việt Nam gần Trung Quốc, giá vận chuyển rẻ khiến giá bán quặng và khoáng sản cho Trung Quốc rẻ hơn mức trung bình. Bởi theo ông, đối với những quặng quý, hiếm như đất hiếm, titan, crôm... thì khoảng cách địa lý xa gần không phải là vấn đề.

"Một trong những nguyên nhân khiến quặng và khoáng sản Việt Nam bị bán rẻ có thể là do người xuất khẩu không biết "của đau con xót". Chúng ta đã có bài học than - bán than cho Trung Quốc rồi lại nhập than Trung Quốc về với giá cao nhưng có vẻ học bao nhiêu thì vẫn không có gì thay đổi.

Chưa kể, việc bán rẻ còn tạo tiền lệ xấu cho doanh nghiệp xuất khẩu - cứ bán rẻ cũng không sao. Chính vì thế, các cơ quan quản lý Nhà nước cần phải đánh động tình trạng này. Nếu cứ thế này, chẳng mấy chốc Việt Nam sẽ cạn kiệt tài nguyên mà cái được thì không tương xứng", GS Bá nói.

Nguy cơ mới

Đáng lưu ý, GS Bá cảnh báo về tham vọng độc quyền khoáng sản quý của Trung Quốc nhằm kiểm soát thị trường thế giới. Cách làm của họ là thâu tóm các mỏ trên thế giới, sử dụng nguồn cung độc quyền như một công cụ điều khiển giá cả, đồng thời ép buộc các công ty lớn phải đầu tư tại Trung Quốc để đổi lấy nguồn nguyên liệu quý giá này.

"Ở trong nước, Trung Quốc hạn chế khai thác khoáng sản, nhưng họ gom quặng, liên kết khai thác quặng ở nước ngoài, nhất là quặng quý hiếm để đưa về nước họ. Sau này, khi thế giới thiếu họ mới bung ra bán với giá cao, đó là một kiểu tích trữ đầu cơ.

Có những quặng rất cần cho cuộc cách mạng công nghệ 4.0, cho công nghệ vũ trụ mà vì trình độ Việt Nam chưa cao, không biết nó rất quý, cứ bán đơn giản như vậy thì rất nguy hiểm. Trong khi đó, Trung Quốc có nền công nghiệp chế biến chế tạo phát triển, họ thu mua khoáng sản thô về chế biến, đầu cơ.

Ví dụ, đối với quặng đất hiếm, Trung Quốc chiếm tới hơn 90% trữ lượng đất hiếm của thế giới nhưng họ vẫn mua loại tài nguyên này với giá rẻ, tinh chế ra được những nguyên liệu tiền công nghiệp có giá trị cao. Đến khi thế giới kiệt quệ, Trung Quốc mới tung ra, điều đó rất nguy hiểm", nguyên Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ và Quản lý môi trường phân tích.

Từ những mối nguy trên, GS.TSKH Lê Huy Bá Cân nhấn mạnh, đã đến lúc Việt Nam không thể cứ đào, xúc, hút mãi tài nguyên rồi đem bán. Việt Nam vẫn đang là một thị trường cung cấp khoáng sản thô quan trọng của Trung Quốc, Việt Nam hoàn toàn có thể sử dụng lợi thế này để có chính sách ép giá ngược lại với Trung Quốc, theo đó, trả rẻ thì không bán nữa.

"Quan trọng là phải đứng trên quan điểm độc lập, bảo tồn tài sản của dân tộc, trên cơ sở quan hệ kinh tế sòng phẳng với tất cả các quốc gia", ông lưu ý.

Thành Luân/danviet

Có thể bạn quan tâm

Sở hữu dòng xe Maserati Levante LE350AL21 sang trọng với giá trên 5,4 tỷ đồng

Sở hữu dòng xe Maserati Levante LE350AL21 sang trọng với giá trên 5,4 tỷ đồng

(GLO)- Maserati Levante LE350AL21 mang đậm chất thể thao, kết hợp giữa thiết kế tinh tế và công nghệ tiên tiến. Với động cơ mạnh mẽ, khả năng vận hành tuyệt vời, Levante LE350AL21 chắc chắn sẽ làm hài lòng những tín đồ yêu thích sự khác biệt và đẳng cấp. Xe hiện có giá khoảng 5,4 tỷ đồng.

CBR1000RR-R Fireblade: Siêu phẩm thể thao với sức mạnh vô song có giá bán trên 950,5 triệu đồng

CBR1000RR-R Fireblade: Siêu phẩm thể thao với sức mạnh vô song có giá bán trên 950,5 triệu đồng

(GLO)- Chiếc xe mơ ước của các tín đồ đam mê tốc độ với những cải tiến đột phá, nâng tầm hiệu suất vượt trội của hãng Honda. Từ thiết kế mạnh mẽ, Fireblade không chỉ là một chiếc xe, mà còn là biểu tượng của sự tinh tế trong ngành công nghiệp mô tô thể thao.

Aprilia Tuareg 660: Bạn đồng hành lý tưởng trên mọi cung đường phiêu lưu có giá 498 triệu đồng

Aprilia Tuareg 660: Bạn đồng hành lý tưởng trên mọi cung đường phiêu lưu có giá 498 triệu đồng

(GLO)- Aprilia Tuareg 660 là mẫu xe adventure đa năng, kết hợp giữa khả năng off-road ấn tượng và sự thoải mái trên những hành trình dài. Với thiết kế hiện đại, động cơ mạnh mẽ và công nghệ tiên tiến, Tuareg 660 là lựa chọn lý tưởng cho những ai đam mê khám phá và chinh phục mọi địa hình.

Honda Wave Alpha 110 phiên bản 2025: Biểu tượng của sự bền bỉ và tiết kiệm với giá trên 18 triệu đồng

Honda Wave Alpha 110 phiên bản 2025: Biểu tượng của sự bền bỉ và tiết kiệm với giá trên 18 triệu đồng

(GLO)- Honda Wave Alpha 110 2025 tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu trong phân khúc xe số phổ thông với thiết kế cải tiến, động cơ mạnh mẽ và hiệu suất nhiên liệu vượt trội. Đây là mẫu xe lý tưởng cho người dùng tìm kiếm sự ổn định, bền bỉ và tiết kiệm chi phí trong cuộc sống hàng ngày.